PMI LÀ GÌ?

Khái nim Ch SQun Lí Thu Mua (PMI)

PMI LÀ GÌ?

PMI (Purchasing Managers Index) là chỉ số kinh tế được đo lường từ những khảo sát hàng tháng thực hiện bởi người quản lý mua hàng và chuyên viên chuỗi cung ứng từ các công ty chuyên biệt. Ví dụ như, chỉ số PMI mảng sản xuất cho biết sức khỏe kinh tế của ngành sản suất.

Để thu thập các dữ liệu, người quản lý mua hàng và chuyên viên chuỗi cung ứng sẽ gửi một bảng câu hỏi đến những nhà quản lí thu mua của các doanh nghiệp để đánh giá mức độ tăng/ giảm, đồng thời thu thập các thông tin thực tế của các yếu tố như đơn hàng mới, sản lượng, việc làm, giao hàng, hàng tồn kho, những đơn hàng xuất khẩu mới và giá. Ngoài ra, các ngành sản xuất và dịch vụ đều sẽ được tính toán riêng biệt trước khi được tổng hợp thành chỉ số PMI của ngành.

Thông thường, chỉ số PMI > 50 thể hiện sự mở rộng và ngược lại chỉ số PMI <50 cho thấy có sự thu hẹp trong sản xuất của một doanh nghiệp cụ thể. Vì thế, PMI mức độ xa gần với số 50 sẽ càng biểu thị rõ rệt cho sự tăng/giảm trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức.

Ngoài ra, tỉ lệ mở rộng sản xuất còn được đánh giá bằng cách so chỉ số PMI của 2 tháng liên tiếp. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được đánh giá tốt khi chỉ số tháng sau cao hơn tháng trước, và ngược lại.

Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Bên cạnh đó, PMI còn là thước đo hữu hiệu cho chu kỳ bùng nổ và suy thoái của nền kinh tế. Vì thế, chỉ số này luôn được giám sát kỹ lưỡng bởi các nhà đầu tư, doanh nghiệp, giao dịch viên hay các chuyên gia tài chính và các nhà kinh tế học. Ngoài ra, PMI thường được công bố vào đầu tháng và được xem là chỉ số quan trọng hàng đầu của hoạt động kinh tế.

Đặc biệt, chỉ số này còn được đánh giá là quan trọng hơn cả các thông số chính thức về sản lượng công nghiệp, chỉ số ngành sản xuất trọng điểm và tốc độ tăng trưởng GDP.

Thậm chí, các ngân hàng trung ương còn sử dụng PMI để quyết định lãi suất. Do đó, ngoài cổ phiếu, các thị trường tài chính như trái phiếu và ngoại hối cũng bị tác động mạnh mẽ. Là điểm bắt đầu và kết thúc của các cuộc suy thoái, tác động của ngành sản xuất sẽ rộng khắp mọi phương diện.

Ngày nay, một bài viết tốt về PMI sẽ nâng cao sức hút của một nền kinh tế so với các đối thủ khác. Hơn nữa, các nhà cung ứng cũng có thể định giá doanh nghiệp dựa vào sự biến động của chỉ số PMI.

PMI LÀ GÌ?

Chỉ số PMI cần được lưu tâm

Ý nghĩa ca chỉ số PMI

PMI LÀ GÌ?

Nhìn chung, chỉ số PMI giúp người sử dụng nắm bắt được xu hướng kinh tế. Ví dụ như, nếu người tìm việc có thể thông qua chỉ số này để nắm bắt cụ thể số lượng cơ hội việc làm trên thị trường, thì nhà đầu tư có thể đánh giá những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tâm lí của thị trường cổ phiếu, và chủ doanh nghiệp lại dựa vào chỉ số PMI để đưa ra các quyết định đúng về việc duy trì lượng hàng tồn kho hay tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô.

Vai trò của PMI

PMI LÀ GÌ?

Phương thức hoạt động của PMI

PMI được tổng hợp và công bố hàng tháng bởi Viện Quản Lí Cung Ứng  (ISM – Institute for Supply Management). Chỉ số này dựa trên một khảo sát mỗi tháng được gửi đến các giám đốc điều hành cấp cao của hơn 400 công ty thuộc 19 ngành công nghiệp chính cũng như được cân nhắc dựa vào tỷ lệ đóng góp vào tổng lượng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ.

Về mặt lý thuyết, chỉ số PMI dựa trên 5 lĩnh vực khảo sát chính: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và việc làm. Luôn công tâm trong từng lĩnh vực khảo sát, các câu hỏi từ viện ISM thường đề cập về điều kiện kinh doanh và những thay đổi của doanh nghiệp về mức độ sản xuất (tăng, giảm hay giữ nguyên).

PMI hoạt động dựa trên thang đo từ 0 đến 100. Một PMI > 50 tượng trưng cho sự mở rộng hơn so với tháng trước và ngược lại, một PMI< 50 cho thấy sự suy giảm và khi PMI = 50 biểu thị sự không thay đổi. Càng xa mức 50 thì sự thay đổi càng lớn. Chỉ số PMI được tính như sau:

PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0.5) + (P3 * 0)

Trong đó:

P1 = % câu trả lời báo cáo sự cải thiện

P2 =  % câu trả lời báo cáo sự không thay đổi

P3 =  % câu trả lời báo cáo sự suy giảm

Bên cạnh đó, không những luôn công bố các chỉ số PMI trong nội địa Hoa Kỳ, một số tổ chức khác như HIS Markit Group còn công bố chỉ số PMI ra toàn thế giới.

 

Ảnh hưởng của PMI đến quyết định kinh tế

PMI LÀ GÌ?

PMI và dữ liệu liên quan được phát hành hàng tháng từ khảo sát của ISM là những công cụ cực kỳ quan trọng giúp nhà quản lí đưa ra quyết định dưới nhiều khía cạnh. Ví dụ như nhà chế tạo ô tô tự động đưa ra quyết định sản xuất dựa vào đơn đặt hàng mới được kỳ vọng sẽ tăng cao trong những tháng tới.

Từ đó, thúc đẩy quyết định thu mua hàng chục bộ phận cấu thành, nguyên liệu thô như sắt và nhựa. Số dư tồn kho sẵn có cũng thúc đẩy lượng sản phẩm mà nhà sản xuất cần để cung cấp cho đơn hàng mới và giữ hàng tồn kho đến cuối tháng.

Tương tự, nhà cung ứng cũng dựa vào PMI để đưa ra quyết định. Chẳng hạn, nhà cung cấp linh kiện cho nhà sản xuất dựa vào PMI để ước lượng số sản phẩm cần đáp ứng cho đơn hàng trong tương lai. Ngoài ra, việc biết được lượng hàng tồn kho còn lại của khách hàng cũng sẽ giúp ích trong việc ước tính lượng sản phẩm kỳ vọng sắp tới. Thêm vào đó, thông tin của PMI về cung và cầu cũng gây ra những tác động nhất định đến mức giá được đưa ra từ phía nhà cung ứng.

Ví dụ: nếu đơn đặt hàng của nhà sản xuất ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc lượng cầu > cung và khách hàng chấp nhận việc mua sản phẩm ở mức giá cao hơn. Ngược lại, khi đơn hàng mới giảm thì nhà sản xuất phải hạ giá sản phẩm và yêu cầu nhà cung ứng giảm giá linh kiện.

Sử dụng PMI như 1 lợi thế

PMI LÀ GÌ?

Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng chỉ số PMI như một lợi thế bởi vì đây là chỉ báo hàng đầu của điều kiện kinh tế. Thông thường, chỉ số này có xu hướng đi trước những dự đoán chính về hoạt động kinh tế và sản lượng sản phẩm, chẳng hạn như sản phẩm quốc nội GDP, sản phẩm công nghiệp và việc làm. Việc chú tâm vào giá trị và chuyển động của PMI sẽ giúp cho các doanh nghiệp vươn tầm xa hơn trong việc phát triển các xu hướng tương lai dựa trên các chuẩn mực nhất định trong nền kinh tế chung.

Lời kết

PMI LÀ GÌ?

Với tính chất càng cao càng có lợi cho các doanh nghiệp; tuy nhiên, trên thực tế, chỉ số PMI cũng không được phép tăng quá cao hay vượt khỏi mức cho phép của Ngân hàng Trung ương. Mức PMI = 55 vẫn đem lại sự an tâm hơn cho phía khách hàng, thay vì mức PMI > 60; bởi vì điều đó thể hiện nền kinh tế được mở rộng ở mức bình ổn và có thể kiểm soát được.

Ở Mỹ, các con số được đo lường bởi ISM (Viện Quản Lí Cung Ứng) và các nhà đầu tư cũng dựa vào những chi tiết trong dữ liệu đó – như thành phần việc làm, để dự đoán các nền kinh tế phát sinh (ví dụ như, NFP – bảng lương phi nông nghiệp thể hiện số lượng việc làm của Hoa Kỳ).

Tóm lại, bên cạnh số liệu về tỷ lệ việc làm và lạm phát, PMI là chỉ số kinh tế được theo dõi sát sao và có sức ảnh hưởng hàng đầu. Chính vì thế, để theo sát những biến động dù là nhỏ nhất từ các lĩnh vực trên thị trường, các nhà đầu tư thường sẽ đánh dấu PMI vào lịch kinh tế và đặt chỉnh ở vị trí thích hợp để không bỏ lỡ bất cứ thông tin quan trọng nào.

  •  Đánh giá sàn forex uy tín cho Trader Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *