Mức Hỗ Trợ Là Gì?

Tóm tắt – Bất kể nhà đầu tư đang áp dụng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật, một trong những chìa khóa quan trọng nhất để thu được lợi nhuận là mua thấp và bán cao. Để làm được điều đó, một trong những chỉ báo kỹ thuật cơ bản, nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần xác định được chính là mức hỗ trợ. Mức hỗ trợ và mức kháng cự xuất hiện dưới dạng các đường nằm ngang trên biểu đồ chứng khoán và giúp xác định khu vực mà người mua và người bán đang tìm kiếm sự đồng thuận về xu hướng của cổ phiếu.

Mức Hỗ Trợ Là Gì?

Các nhà giao dịch sử dụng dữ liệu trong quá khứ và biểu đồ giá để dự đoán chuyển động trong tương lai. Để giao dịch thành công và đạt được lợi nhuận, nhà đầu tư cần ít tập trung hơn vào giá trị hiện tại của cổ phiếu, mà nên dự đoán xem cổ phiếu sẽ chuyển theo hướng nào. Khi một cổ phiếu chạm đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự, điều này thường tạo ra những tín hiệu cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ tận dụng tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) của các nhà đầu tư khác tại các mức hỗ trợ và kháng cự. Ở mức hỗ trợ, lượng cầu của cổ phiếu lớn hơn cung. Điều này hạn chế giá cổ phiếu giảm hơn nữa. Trong một số trường hợp, mức hỗ trợ không phải là một giá trị nhất định mà là một khoảng giá, tạo thành vùng hỗ trợ.

Giá chạm đến mức hỗ trợ không đồng nghĩa với việc cổ phiếu đang bị bán quá mức. Nhiều khi vùng hỗ trợ của một cổ phiếu được tạo ra khi xuất hiện một sự kiện quan trọng dẫn đến thay đổi tâm lý của nhà giao dịch. Giao dịch giữa các vùng giá là một trong những chiến lược áp dụng mức hỗ trợ và kháng cự phổ biến nhất.

Tuy nhiên, sau khi vượt qua một mức hỗ trợ, giá cổ phiếu sẽ xuất hiện mô hình hồi quy và cố gắng lấy lại mức hỗ trợ trước đó. Nếu không thành công, xu hướng giảm giá được xác nhận và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm cho đến khi cổ phiếu tìm thấy một phạm vi mới.

Giao dịch dựa trên mức hỗ trợ và kháng cự rất phổ biến trên thị trường Forex nhưng cũng có thể được sử dụng cho hầu hết mọi loại tài sản.

 

>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : thị trường chứng khoán quốc tế

Giới thiệu

Để tìm thấy các giao dịch có khả năng sinh lời, nhà đầu tư thường dựa vào việc xác định chính xác xu hướng giá. Các nhà đầu tư áp dụng phân tích kỹ thuật tin rằng, mặc dù giá của tài sản được quyết định dựa trên tâm lý thị trường, tuy nhiên vẫn có những chỉ báo có thể cung cấp chỉ báo về xu hướng trong tương lai. Khả năng xác định chính xác xu hướng trong tương lai chính là chìa khóa để giao dịch thành công.

Một chỉ báo kỹ thuật mà ngay cả các nhà đầu tư mới hay những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm vẫn thường xuyên sử dụng chính là mức hỗ trợ. Khi ném một quả bóng rổ xuống mặt đất, mặt đất sẽ hỗ trợ lực cho quả bóng bật ngược trở lại. Dù có ném mạnh đến đâu thì quả bóng vẫn sẽ luôn bật trở lại. Nhưng nếu thay quả bóng rổ bằng một quả bóng bowling thì sao? Và thay vì bật trơ lại, quả bóng bowling sẽ chỉ nằm yên dưới đất? Sự kết hợp của khối lượng cộng với lực mà quả bóng bị ném xuống có thể phá vỡ mức hỗ trợ trước đó.

Ví dụ trên là cách giải thích đơn giản cho những gì xảy ra với một mức hỗ trợ. Khi một tài sản đang giao dịch trong một phạm vi nhất định, hoạt động mua và bán sẽ cân bằng. Khi áp lực bán trở nên quá mạnh, phe mua sẽ tận dụng cơ hội, nâng giá trị tài sản lên khỏi mức hỗ trợ của nó. Bài viết này sẽ cung cấp tổng quát những kiến thức cơ bản về mức hỗ trợ, bao gồm lý do tại sao mức hỗ trợ lại quan trọng, cách tìm kiếm mức hỗ trợ mới khi mức hỗ trợ trước đó bị vượt qua và những chỉ báo kỹ thuật thường được sử dụng để xác định mức hỗ trợ.

 

Mức hỗ trợ là gì?

Mức hỗ trợ là một chỉ báo kỹ thuật về chuyển động của giá. Khi một tài sản được cho là ở mức hỗ trợ, nghĩa là giá trị của tài sản đó đã đạt đến mức giá sàn. Mặc dù không có gì lạ khi một mức hỗ trợ bị vượt qua, tuy nhiên mức hỗ trợ thường được kiểm tra nhiều lần trước khi bị ảnh hưởng bởi xu hướng giảm.

Khi phân tích biểu đồ hàng ngày, mức hỗ trợ của tài sản được biểu thị dưới dạng đường nằm ngang, trông giống như “sàn” của giá tài sản. Thông thường, một nhà giao dịch sẽ xem xét ít nhất hai trường hợp giá tài sản được hỗ trợ ở một mức giá nhất định, trước khi xác định đó là mức hỗ trợ. Trong một số trường hợp, mức hỗ trợ sẽ được biểu thị dưới dạng một khoảng thay vì một đường, tạo thành vùng hỗ trợ.

Chỉ báo đối lập với mức hỗ trợ là mức kháng cự. Chỉ báo này được biểu thị bởi một đường nằm ngang đại diện cho “mức trần”, tại đó giá đang gặp phải sự kháng cự. Các mức hỗ trợ và kháng cự thường được sử dụng trong chiến lược giao dịch giữa các vùng giá. Trong chiến lược này, các đường hỗ trợ và kháng cự tạo thành những tín hiệu rõ ràng. Lượng mua vào sẽ tăng lên ở gần mức hỗ trợ, và ngược lại lượng bán ra sẽ tăng lên ở gần các mức kháng cự.

 

>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : đầu tư chứng khoán mỹ

Tại sao các mức hỗ trợ lại quan trọng?

Phân tích kỹ thuật cho rằng giá trị một tài sản luôn bị tác động bởi các tin tức và các báo cáo kinh tế. Vì vậy, điểm mấu chốt là xác định được giá của một tài sản sẽ đi đến đâu. Đó là lý do mức hỗ trợ được hình thành. Khi nhà giao dịch xác định rằng giá đã chạm đến mức hỗ trợ kỹ thuật, họ có thể tin tưởng rằng giá sẽ bắt đầu tăng lên. Hơn nữa, khi nhà giao dịch có thể xác nhận mức kháng cự rõ ràng, họ sẽ xác định được mức giá để đóng lệnh giao dịch. Với các mức hỗ trợ và kháng cự rõ ràng, nhà đầu tư có thể loại bỏ yếu tố tâm lý và cảm xúc ra khỏi các quyết định giao dịch. Khi đó, các nhà giao dịch sẽ chỉ cần tập trung vào mua ở mức thấp và bán ở mức cao.

Sức mạnh của mức hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khối lượng giao dịch, số lần mức hỗ trợ đã được kiểm tra, khung thời gian và mức độ của biến động giá tại mức hỗ trợ.

Thiết lập các mức hỗ trợ mới khi thị trường thay đổi

Các nội dung đã nêu trên đều đề cập đến mức hỗ trợ được sử dụng trong chiến lược giao dịch giữa các vùng giá, vì đây là cách đơn giản nhất để hiểu về các mức hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, các điều kiện thị trường có thể đưa giá cổ phiếu vào xu hướng tăng hoặc giảm. Đây được gọi là chuyển động giá linh động. Trong những giai đoạn này, các nhà giao dịch khôn khéo vẫn có thể xác định các mức hỗ trợ và kháng cự linh động, nhờ sử dụng mô hình hồi quy.

Sự hồi quy xảy ra khi một cổ phiếu vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Khi giá vượt qua mức hỗ trợ, tài sản có thể cố gắng lấy lại mức hỗ trợ trước đó. Nếu hồi quy thành công, thì các nhà giao dịch có thể xác nhận đó là một breakout giả. Tuy nhiên, nếu không thành công, tài sản có thể xuất hiện mô hình “đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn”, xác nhận cho một xu hướng giảm. Khi điều này xảy ra, đường hỗ trợ trước đó sẽ trở thành một mức kháng cự mới. Quá trình này có thể tiếp tục diễn ra cho đến khi giá đạt đến mức “sàn” mới.

Ngược lại, nếu giá của một tài sản vượt qua mức kháng cự, giá cũng sẽ xuất hiện sự hồi quy để cố gắng lấy lại mức kháng cự trước đó. Trong trường hợp một cú breakout được xác nhận, đây là một tín hiệu rõ ràng rằng tài sản hiện đã đi vào xu hướng tăng. Trong tình huống này, mức kháng cự trước đó sẽ trở thành mức hỗ trợ mới.

 

>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : học đầu tư chứng khoán cơ bản

Hãy xem xét một ví dụ:

Cổ phiếu của công ty ABC đang được giao dịch trong phạm vi từ 20 USD đến 27 USD. Khi mở cửa giao dịch, giá cổ phiếu giảm xuống còn 19,50 USD, trở lại mức 19,90 USD ngay sau đó, nhưng tiếp tục giảm xuống một lần nữa, tuy nhiên giá không giảm xuống dưới 19,50 USD. Trong suốt ngày giao dịch, mô hình này được lặp đi lặp lại. Như vậy, giá trị 19,50 USD đã trở thành mức hỗ trợ mới và 20 USD trở thành mức kháng cự mới.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu sau khi thất bại trong việc lấy lại mức hỗ trợ 20 USD, cổ phiếu này tiếp tục không thể giữ được mức 19,50 USD và giảm xuống thấp hơn nữa. Trong trường hợp này, mô hình “đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn” sẽ xuất hiện và giá sẽ có xu hướng giảm cho đến khi cổ phiếu tìm thấy mức hỗ trợ mới. Tại thời điểm này, sẽ khó có thể xác định được mức kháng cự mới.

Bây giờ, hãy xem xét ví dụ trên nhưng ở trong một trường hợp khác. Khi mở cửa giao dịch, giá cổ phiếu tăng lên 27,50 USD, giảm nhẹ một thời gian ngắn để kiểm tra mức kháng cự trước đó, rồi tiếp tục tăng trở lại nhưng không vượt qua mức 27,50 USD. Nếu mô hình này tiếp tục, 27,50 USD sẽ trở thành mức kháng cự mới với 27 USD trở thành mức hỗ trợ mới.

Theo cách tương tự, nếu sau khi kiểm tra lại mức 27 USD, giá cổ phiếu tiếp tục tăng lên trên mức giá 27,50 USD, thì các nhà giao dịch sẽ mong đợi thấy mô hình tăng giá “đỉnh cao hơn, đáy cao hơn” cho đến khi cổ phiếu tìm thấy mức kháng cự mới. Tuy nhiên, tại thời điểm này, khó có thể xác định được một mức hỗ trợ mới.

 

Các chỉ báo kỹ thuật có thể kết hợp với mức hỗ trợ

Khi một tài sản đang trải qua biến động giá không rõ ràng, rất khó để xác định mức hỗ trợ hoặc kháng cự rõ ràng. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác để xác định các mức hỗ trợ. Hai trong số các chỉ báo phổ biến nhất là đường xu hướng (trendline) và đường trung bình động (MA). Trong ví dụ ở trên, một đường xu hướng sẽ kết nối tất cả các mức đáy thấp hơn (trong xu hướng giảm) hoặc mức đỉnh cao hơn (trong xu hướng tăng), những đường này sẽ trở thành mức kháng cự hoặc hỗ trợ mới. Khi chạm đến các mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới này, giá của cổ phiếu sẽ có phản ứng, đây là một tín hiệu trực quan cho các nhà giao dịch. Sử dụng đường MA cũng có thể giúp xác định các mức hỗ trợ, kháng cự mới. Đường trung bình động đơn giản (SMA) là phép tính giá đóng cửa trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian. Mặc dù các đường MA 20 và MA 200 được sử d phổ biến nhất, các nhà đầu tư có thể lựa chọn các đường MA khác để phù hợp với phương pháp và chiến lược giao dịch của mình. Độ dốc của đường MA sẽ phụ thuộc vào hướng di chuyển của giá. Khi giá đang trong xu hướng tăng, đường MA sẽ dốc lên và khi giá đang trong xu hướng xuống, đường MA sẽ dốc xuống. Các nhà giao dịch thường sử dụng kết hợp đường MA ngắn hạn và dài hạn (ví dụ: MA 50 và MA 200) và tìm kiếm các điểm giao giữa 2 đường này để xác định những cơ hội giao dịch tốt.

 

Một công cụ phân tích kỹ thuật khác thường được dùng để xác định các mức hỗ trợ là chỉ báo Fibonacci hồi quy. Công cụ này gợi ý các khoảng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng, dựa theo các mức Fibonacci chính. Giá của cổ phiếu có xu hướng hồi phục và di chuyển đến các mức hỗ trợ và kháng cự này, trước khi tiếp tục di chuyển theo xu hướng. Các mức này được tạo ra bằng cách chia khoảng cách giữa hai mức đỉnh và đáy chính theo các tỷ lệ sau (được gọi là tỷ lệ Fibonacci): 23,6%, 38,2%, 50%, 61% và 100%. Không giống như đường MA, chỉ báo Fibonacci hồi quy thể hiện các điểm giá cố định, một số nhà giao dịch thường cân nhắc những mức giá này là những điểm quan trọng có thể xuất hiện thay đổi về giá.

 

Điểm mấu chốt về mức hỗ trợ

Một mức hỗ trợ có thể được xem như sự phản ánh trực quan về mức cung và cầu trên thị trường, được thể hiện thông qua hành vi của nhà giao dịch. Mức hỗ trợ được hình thành khi người mua nhiều hơn người bán và không cho phép giá giảm thêm nữa. Các nhà giao dịch sử dụng mức hỗ trợ như một chỉ báo cho các cơ hội mua tiềm năng. Khi chạm đến mức hỗ trợ, giá của cổ phiếu thường sẽ diễn biến theo một trong hai trường hợp sau. Nếu không có đủ ngoại lực (báo cáo thu nhập âm, bán khống mạnh, v.v.) thì giá sẽ bật trở lại và mức hỗ trợ được bảo vệ thành công. Các nhà giao dịch có thể tận dụng điều này như một tín hiệu để mở vị thế mua. Khi giá tìm thấy một mức kháng cự, nơi người bán nhiều hơn người mua, đây là tín hiệu để đóng lệnh mua trước đó.

Hành động giá xung quanh các mức hỗ trợ và kháng cự có thể trở nên rất dễ dự đoán. Đối với các nhà đầu tư thích giao dịch một tài sản có giá đang di chuyển trong một phạm vi cụ thế, các mức hỗ trợ sẽ giúp xác định các cơ hội giao dịch sinh lời. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm mà giá vượt ra khỏi phạm vi trước đó. Sự đột phá của giá qua mức hỗ trợ sẽ khiến các nhà đầu tư đi sai hướng. Tuy nhiên, việc mức hỗ trợ bị phá vợ là hoàn toàn có thể dự đoán được, các nhà giao dịch cần xác định trước những rủi ro và xác lập các chiến lược thích hợp để thoát khỏi giao dịch.

Trên đây là những thông tin và điều cần biết về mức hỗ trợ mà reviewsantot muốn giới thiệu đến các nhà đầu tư. Hy vọng sẽ cung cấp được các kiến thức bổ ích để các nhà đầu tư có phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *