Hướng Dẫn Chọn Sàn Môi Giới Forex Cho Người Mới Bắt Đầu (Phần 1)

Hướng Dẫn Chọn Sàn Môi Giới Forex Cho Người Mới Bắt Đầu (Phần 1)

Chọn được một sàn môi giới forex phù hợp giữa hàng trăm lựa chọn là một nhiệm vụ khó khăn và tốn thời gian. Nhưng thật ra, những tiêu chí cơ bản để chọn một sàn môi giới tương đối đơn giản. Ưu tiên hàng đầu tất nhiên là đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của bạn. Thứ nhất, điều này có nghĩa là sàn môi giới được chọn sẽ không lấy mất tiền ký quỹ của bạn. Để đảm bảo điều này, chỉ chọn sàn môi giới được cấp giấy phép bởi một cơ quan quản lý tài chính và có trụ sở tại một trung tâm tài chính uy tín. Thứ hai, bạn cần đảm bảo rằng trong trường hợp sàn môi giới đáng tin cậy nhưng bị phá sản vì bất kỳ lý do gì, bạn vẫn có thể lấy lại tiền của mình. Các sàn môi giới được giám sát bởi những cơ quan quản lý có biện pháp bảo vệ tiền ký quỹ (chẳng hạn như các sàn môi giới được cấp phép tại Anh hoặc Úc) sẽ giúp bạn an tâm về vấn đề này. Nói cách khác, dù sàn môi giới của bạn phá sản, chính phủ vẫn sẽ trả lại bạn một số tiền nhất định, mặc dù quá trình này hơi mất thời gian. Ngoài ra, hãy cố gắng chọn một sàn môi giới có tình hình tài chính ổn định và danh tiếng tốt. Sau khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa này, bạn có thể tìm hiểu về các yếu tố khác như phạm vi tài sản cho phép giao dịch, mức chênh lệch và phí hoa hồng, chi phí giao dịch qua đêm, tốc độ cũng như độ tin cậy của quá trình xử lý lệnh giao dịch của sàn môi giới để đi đến quyết định cuối cùng.

Quy Định, Độ An Toàn Của Nguồn Vốn & Các Vấn Đề Pháp Lý

Quy định và tuân thủ là hai điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi chọn một sàn môi giới. Một sàn môi giới không được kiểm soát có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với nguồn vốn của các trader. Những sàn này có nhiều khả năng là chiêu trò lừa đảo trên mạng, vì vậy bạn cần phải cực kỳ cảnh giác với những sàn môi giới không được kiểm soát.

Tuân Thủ Quy Định

Hoạt động của một sàn môi giới đáng tin cậy phải được quản lý bởi một cơ quan có thẩm quyền với nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy tính liêm chính trong hoạt động môi giới. Mọi hành vi lợi dụng liên quan đến việc kinh doanh hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn đều cần được loại trừ vì trader nên được bảo vệ khỏi hành vi lừa đảo cũng như thao túng. Một sàn môi giới Mỹ phải là thành viên của NFA (Hiệp Hội Giao Dịch Hợp Đồng Tương Lai Quốc Gia) và phải đăng ký với CFTC (Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai) dưới tư cách là một FCM (Futures Commission Merchants). Những thông tin chứng nhận này thường được liệt kê trong phần About Us/Về Chúng Tôi trên trang web của sàn môi giới. Mỗi quốc gia đều có các cơ quan quản lý và hiệp hội tương tự, vì vậy các trader nên tìm hiểu và nghiên cứu các thông tin chứng nhận dựa trên trụ sở của sàn môi giới. Ngoài ra, các trader còn nên kiểm tra xem sàn môi giới được cấp giấy phép vào năm nào vì thông tin này cũng khá quan trọng đối với danh tiếng và toàn bộ lịch sử hoạt động của sàn.

 

>> Top sàn giao dịch forex uy tín: Các sàn giao dịch tốt nhất 2021

 

Độ An Toàn Của Nguồn Vốn

Các sàn môi giới được cấp phép phải tuân thủ một bộ quy định nhằm bảo vệ tài sản của nhà đầu tư. Đây là lý do tại sao quy định lại là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mọi sàn môi giới được cấp phép đều phải tuân theo “Quy Tắc Tài Sản Ròng”, nghĩa là họ được yêu cầu giữ một lượng tài sản thanh khoản tối thiểu. Đây là một “tấm đệm an toàn” cho các nhà đầu tư trong trường hợp sàn môi giới bị phá sản. Ngoài việc duy trì một lượng tài sản thanh khoản tối thiểu, các sàn môi giới được cấp phép ở hầu hết các khu vực pháp lý đều được yêu cầu giữ tiền của khách hàng trong những tài khoản riêng biệt để chúng không vô tình (hoặc cố ý) được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác ngoài thực hiện giao dịch của khách. Một vài quốc gia như Anh còn cung cấp bảo hiểm tiền ký quỹ do chính phủ hậu thuẫn cho các sàn môi giới được cấp phép để khách hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ số tiền của mình trong trường hợp sàn môi giới chiếm đoạt chúng.

Bí quyết:

Học đầu tư chứng khoán cơ bản

Đầu tư chứng khoán hiệu quả

Đầu tư chứng khoán Mỹ

Các Loại Sàn Môi Giới

Loại sàn môi giới có thể tác động đến hiệu suất và kết quả giao dịch.

Dealing Desk so với ECN

Sàn môi giới Dealing Desk (DD – bàn giao dịch) hoạt động tương tự như những bộ phận giao dịch thuộc các định chế tài chính và ngân hàng. Một sàn môi giới forex sử dụng bàn giao dịch và đã đăng ký với tư cách là một FCM hay một RFED (Retail Foreign Exchange Dealer), hoặc với tên gọi tương đương ở các quốc gia khác, có thể bù đắp các giao dịch. Ngược lại, hệ thống No Dealing Desk (NDD – không có bàn giao dịch) bù đắp vị thế một cách tự động và chuyển lệnh lên thị trường liên ngân hàng. Các sàn môi giới hoạt động thông qua hệ thống bàn giao dịch không làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản thị trường, vì vậy chỉ có một nhà cung cấp thanh khoản duy nhất, dẫn đến xung đột lợi ích cơ bản.

Ngược lại, một sàn môi giới ECN cho phép  trader tiếp cận trực tiếp với các bên tham gia thị trường khác thông qua Electronic Communication Networks (mạng truyền thông điện tử). Vậy tại sao một sàn môi giới ECN lại có mức chênh lệch tốt hơn một sàn DD? Câu trả lời rất đơn giản: sàn ECN có thể đưa ra mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán tốt hơn vì nó xử lý báo giá của nhiều chủ thể giao dịch khác nhau.

Mô hình kinh doanh của sàn môi giới ECN rất công bằng, vì nó loại bỏ được một xung đột lợi ích đáng kể: vì sàn này khớp lệnh giao dịch từ nhiều trader khác nhau, họ không thể trở thành nhà tạo lập thị trường duy nhất, vì vậy họ không thể giao dịch ngược lại khách hàng của mình. Một ưu điểm nữa của sàn ECN là sàn có thể thu phí hoa hồng cố định đối với mọi giao dịch vì có mức chênh lệch thấp hơn. Tuy nhiên, sàn môi giới ECN không hề hoàn hảo. Dưới một vài điều kiện nhất định, thanh khoản của họ có thể hoàn toàn cạn kiệt, khiến giá trượt nhiều hơn so với sàn môi giới DD. Một thực tế đáng buồn khác là mặc dù nhiều sàn môi giới tự giới thiệu là sàn ECN, họ lại có yếu tố bàn giao dịch khi hoạt động, vì vậy họ không phải là sàn ECN “thật sự”.

Phí Tổn Và Phí Hoa Hồng

Yếu tố quan trọng thứ ba khi lựa chọn sàn môi giới chính là các khoản phí.

Phí Môi Giới – Giá Không Phải Là Tất Cả

Phí môi giới là phí mà sàn môi giới thu đối với những dịch vụ có mục đích đơn giản hóa giao dịch giữa bên mua và bên bán. Khoản phí này phụ thuộc vào loại sàn môi giới và loại dịch vụ mà trader đăng ký. Đối với các trader cá nhân, các loại phí có thể được tóm gọn như sau: sàn môi giới DD chỉ tính mức phí chênh lệch, trong khi sàn ECN tính mức phí chênh lệch và phí hoa hồng.

Phí Hoa Hồng & Chênh Lệch (Cố Định Hoặc Không Cố Định)

Khác biệt cơ bản nhất giữa phí tổn và phí hoa hồng mà mọi trader cần phải hiểu chính là phí tổn là một khoản phí cố định, trong khi phí hoa hồng có thể thay đổi dựa vào sản phẩm tài chính được cung cấp và kích thước giao dịch.

Các Dịch Vụ Cao Cấp Của Sàn Môi Giới

Những sàn môi giới đầy đủ dịch vụ còn cung cấp thêm nhiều tiện ích và tính năng cao cấp. Dù một vài tính năng cực kỳ hữu ích, bạn sẽ phải trả thêm tiền cho chúng. Về vấn đề này, tốt nhất là bạn nên tìm một sàn môi giới đưa ra nhiều tính năng cao cấp nhất với mức giá thấp nhất có thể. Các dịch vụ cao cấp có thể kể đến là tư vấn và nghiên cứu về tài sản giao dịch, tư vấn hưu trí, lập kế hoạch thuế, v.v. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu của mình đối với các loại dịch vụ này. Nếu bạn chỉ muốn thực hiện giao dịch, những dịch vụ cao cấp phức tạp này không có ý nghĩa đối với bạn. Ưu đãi giảm giá có lẽ sẽ phù hợp với bạn hơn.

Sàn Môi Giới Có Ghi Nhận Phí Qua Đêm Hay Không?

Một yếu tố nữa cần cân nhắc là phí qua đêm (rollover). Đây là lãi suất được ghi nhận khi chủ thể đầu tư giữ vị thế forex qua đêm, tùy thuộc vào mức lãi suất của hai đồng tiền trong cặp tiền được giao dịch. Các vị thế được giữ quá 5h chiều (múi giờ EST) được coi là vị thế giữ qua đêm. Trong trường hợp này, sàn môi giới sẽ xem xét lãi suất của đồng tiền mà trader mua vào so với lãi suất của đồng tiền còn lại trong cặp tiền. Nếu lãi suất của đồng tiền mua vào cao hơn, trên lý thuyết trader sẽ được nhận phí qua đêm, còn nếu ngược lại, trader sẽ phải trả phí này. Vấn đề là hầu hết các sàn môi giới đều tìm cách để khách hàng phải trả tiền khi giữ vị thế qua đêm, và không gì có thể ngăn họ lại ngoài chi phí thực tế trên thị trường.

Phần lớn các sàn môi giới đều tự động duy trì vị thế mở qua đêm. Bạn cần biết rằng phí qua đêm (dù bạn được nhận hay phải trả) được tính trên tổng số tiền giao dịch chứ không phải chỉ trên khoản tiền ký quỹ. Một điều quan trọng khác liên quan đến phí qua đêm là nó được tính như một nguồn doanh thu riêng biệt từ lãi vốn, vì vậy nó sẽ được tính thuế riêng, như thu nhập từ lãi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *