GBP/USD nhảy vọt do làn sóng bán tháo USD

Niềm tin rằng các ngân hàng mạnh và hệ thống tài chính vững vàng như trong báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố đầu tháng này đang đứng trước thách thức, khi Fed và các cơ quan khác theo dõi tác động nhanh chóng từ vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) trong tuần trước, đe dọa làm xói mòn lòng tin vào tiền gửi ngân hàng và thúc đẩy hoạt động rút tiền hơn nữa.Thách thức này cũng cho thấy khả năng cao FED sẽ tạm dừng chương trình tăng lãi suất để ổn định lại thị trường. GBP/USD nhảy vọt do làn sóng bán tháo USD.

Niềm tin của Fed vào sự ổn định của hệ thống tài chính đứng trước thách thức

Fed đã thông báo nỗ lực mới nhất nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. Các ngân hàng hiện được vay không giới hạn từ Fed nếu các khoản vay được bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ, một cách để ngăn chặn các công ty tài chính phải bán các tài sản đã bị mất giá do chính sách lãi suất cao của Fed. Các nhà hoạch định chính sách cũng cam kết bảo vệ người gửi tiền, dù họ sở hữu các tài khoản vượt giới hạn 250.000 USD của Cơ quan Bảo lãnh Tiền gửi Liên bang tại SVB và ngân hàng Signature Bank cũng đã bị đóng cửa vào cuối tuần qua.
Với việc cho phép vay trong một năm bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ theo giá danh nghĩa và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp, các ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận thanh khoản, thay vì lỗ lớn hoặc phải bán các tài sản này để thực hiện các yêu cầu của người gửi tiền.
Fed luôn có các chương trình nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính, bao gồm các khoản vay cho các ngân hàng có ký quỹ thông qua cơ chế chiết khấu. Fed đã thưc hiện các điều chỉnh kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 để khuyến khích các khoản vay như vậy, với một số trong số này có mức lãi suất thấp so với mức lãi suất chính sách hiện vẫn được duy trì.

Việc Fed tăng lãi suất

Trong tình hình hiện nay, cũng như trong các cuộc khủng hoảng nhà ở năm 2007-2009, cơ chế chiết khấu được xem là không đủ để giải quyết các rủi ro đang nảy sinh, một phần do chính sách tăng lãi suất mạnh của Fed.
Sự sụp đổ của SVB cho thấy việc Fed tăng lãi suất từ mức gần 0% trong một năm trước lên hơn 4,5% hiện nay cuối cùng đã gây ra những vấn đề, khi người nắm giữ trái phiếu chính phủ và các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, đối mặt với khó khăn khi thu hút tiền gửi vốn cần cho các hoạt động.
Khả năng cao FED sẽ phải xem xét lại quan điểm diều hâu của mình để giúp ổn định lại thị trường tài chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đồng bạc xanh sẽ dừng đà tăng giá.

Phân tích kỹ thuật GBP/USD

GBP/USD: khung trong ngày

Làn sóng bán tháo Dollar Mỹ mới đây đã đẩy GBP/USD lên mức đỉnh mới trong tháng trong phiên châu Á.
Tỷ giá GBP/USD đã nhảy vọt lên trên ngưỡng R1 theo Điểm xoay Pivot tiêu chuẩn và tăng tới 60 pip hoặc tương đương một nửa mức dao động thực trung bình hàng ngày (ATR) trước khi quay trở lại mức giá mở cửa.
Thị trường ngoại hối sẽ không có dữ liệu cấp cao nào trong hôm nay, vì vậy diễn biến tỷ giá GBP/USD có thể sẽ phụ thuộc vào tâm lý rủi ro chung và vị thế mà các trader đã mở trước khi Hoa Kỳ công bố CPI.
Các trader nên chú ý xem nến tăng có xuất hiện từ mức 1,2115 hay không vì khu vực này nằm gần mức hỗ trợ lớn dọc theo đường xu hướng, gần cả mức thoái lui Fibonacci 50% của nhịp sóng tăng trong ngày hôm nay và vùng giá này cũng từng thu hút đông đảo hoạt động giao dịch vào phiên thứ Sáu và phiên châu Á hôm nay.
Nếu xu hướng giao dịch hôm nay tiếp tục theo kịch bản chuộng rủi ro và bán tháo USD thì GBP/USD có khả năng sẽ leo lên mức cao nhất trong ngày tại khu vực 1,2140 hoặc thậm chí là mức 1,2200 tại ngưỡng R2, tương đương mức biến thiên ATR tối đa.
Nhưng nếu thị trường bắt đầu chuyển sang một kịch bản mới, cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất cao hơn, thì GBP/USD có thể sẽ phá thủng ngưỡng hỗ trợ dọc theo đường xu hướng, từ đó kiểm định lại mức thấp nhất trong ngày hôm nay gần với mức giá đóng cửa của ngày thứ Sáu.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *