GBP/JPY: mức hỗ trợ biến thành kháng cự tại ngưỡng 157,00?

GBP/JPY gần đây đã xuyên thủng qua ngưỡng hỗ trợ tại mốc tâm lý 157,00 và giảm xuống vùng 156,00 trước khi tăng bật lên trở lại. Cặp forex này có thể sẽ tái kiểm tra vùng hỗ trợ vốn đã bị phá vỡ trước đó và thu hút thêm lực lượng phe bán.
Mức này trùng với mức thoái lui Fibonacci 50% theo phân tích sóng giá và cũng trùng với điểm uốn động SMA 100. Giá đang kiểm tra ngưỡng kháng cự tại mức Fib 38,2%, tức là mức 156,80, nhưng nếu thị trường điều chỉnh mạnh hơn thì vẫn có thể đẩy giá lên đến mức Fib 61,8% tại ngưỡng 157,33.
>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : đầu tư chứng khoán hiệu quả
Đường SMA 100 vẫn nằm trên đường SMA 200, cho thấy rằng giá có nhiều khả năng tăng lên hoặc nói cách khác, mức kháng cự có nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ hơn là được giữ vững. Thêm vào đó, một lần nữa khoảng cách giữa hai đường chỉ báo này đang thu hẹp, phản ánh động lượng của chiều giá lên đang suy yếu và thị trường có thể xuất hiện tình huống giao cắt, báo hiệu xu hướng giá giảm.
Chỉ báo Stochastic đã nằm trong vùng quá mua, báo hiệu trạng thái cạn kiệt của lực lượng phe mua và một khi chỉ báo này giảm xuống thì có nghĩa là lực lượng phe bán đang dần trỗi dậy. Chỉ báo RSI vẫn còn thêm một chút dư địa để leo lên cao hơn trước khi chạm đến vùng quá mua, vì vậy trạng thái điều chỉnh có thể tiếp tục kéo dài hơn nữa.
>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : đầu tư chứng khoán mỹ
GBP/JPY: mức hỗ trợ biến thành kháng cự tại ngưỡng 157,00?
Vương quốc Anh và Nhật Bản không có báo cáo nào quan trọng trong ngày hôm nay, vì vậy tâm lý rủi ro và kỳ vọng chung của thị trường về các sự kiện sắp tới có thể là những nhân tố thúc đẩy diễn biến giá của cặp GBP/JPY.
BOJ sẽ ra quyết định vào ngày thứ Năm và sự kiện này có thể tạo sóng biến động cho GBP/JPY. Ngân hàng trung ương Nhật Bản được cho là sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ, đặc biệt là khi xứ sở mặt trời mọc vẫn đang cố gắng phục hồi sau tác động của đại dịch và sau các đợt phong tỏa.
>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : học đầu tư chứng khoán cơ bản
Trong khi đó, BOE đã phải đứng trước áp lực tăng lãi suất sớm hơn do nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ lạm phát kèm suy thoái. Giá cả trên mặt bằng chung đã tăng trong những tháng qua trong khi sức chi tiêu vẫn còn yếu, và những vấn đề liên quan đến việc hạn chế nguồn cung có thể khiến tình hình lạm phát thậm chí còn trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, trước đó chỉ số PMI sơ bộ của khu vực sản xuất và dịch vụ đã đạt kết quả tốt hơn dự kiến ​​và cho thấy cả hai lĩnh vực này đều có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *