DXY có khả năng thụt lùi sâu hơn

Đồng USD đã mất đà tăng sau khi các kịch bản tăng lãi suất của FED trở nên mơ hồ hơn.
 
 
Nhịp tăng của đồng đô la Mỹ (đo bằng chỉ số DXY – chỉ số đo lường giá trị của đồng USD so với tiền tệ khác) lên mức đỉnh mới trong năm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Ngay sau khi báo cáo lạm phát tháng 6 được công bố, theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021, cao nhất kể từ tháng 12/1981, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia quan ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến, cụ thể là 1%. Thị trường lãi suất ước tính FED có 50% xác suất đưa ra quyết định theo hướng này.
Tuy nhiên, bình luận từ Chủ tịch FED St. Louis James Bullard và Thống đốc FED Christopher Waller đã nhanh chóng dập tắt hy vọng đó. Hiện chỉ còn vài ngày trước cuộc họp quyết định lãi suất của FED diễn ra hai ngày 26-27/7, xác suất ước tính cho kịch bản tăng lãi suất 100 điểm  cơ bản đã giảm xuống thấp hơn 15%.
Nhóm chuyên gia tới từ Goldman Sachs cũng cho rằng FED sẽ không tăng mạnh lãi suất tới 1% trong cuộc họp sắp tới. 
“Kỳ vọng lạm phát đang trong xu hướng giảm là cơ sở để chúng tôi dự báo Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, thay vì mức tăng 1% như nhiều người lo sợ thời gian gần đây”, Jan Hatzius, Kinh tế trưởng của Goldman Sachs, viết trong báo cáo gửi tới khách hàng. 
Theo ông Hatzius, giá xăng liên tục giảm trong khoảng một tháng qua sẽ là một dữ liệu quan trọng khiến FED có thể từ bỏ ý định gây bất ngờ đối với thị trường với mức tăng lãi suất 1%.  
Trong những tuần qua, một số quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công khai bày tỏ quan điểm muốn thấy một đồng euro mạnh hơn, đây là tín hiệu cho thấy ECB có thể sẵn sàng tăng lãi suất. Cùng với những đồn đoán về đồng euro, đồng USD đã mất đà tăng sau khi các kịch bản tăng lãi suất của FED trở nên mơ hồ hơn. Với việc thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm, động lực tăng giá của đồng bạc xanh – một tác nhân khiến tỷ giá USD/JPY tăng cao hơn trong những tháng gần đây, đã bị đảo ngược. Đồng USD càng mạnh thì càng không tốt cho các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán.
Hiện DXY đang nghiêng về một mức kỹ thuật quan trọng và không thể loại trừ khả năng DXY sẽ thụt lùi sâu hơn. Nếu điều đó xảy ra sẽ là một tín hiệu tích cực với thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng cũng sẽ có thể gây khó khăn hơn trong ngắn hạn đối với USD/JPY.

Phân tích kỹ thuật chỉ số giá DXY

 
Biểu đồ khung thời gian hàng ngày DXY (7/2021-7/2022)
Vào ngày 11/7, DXY được ghi nhận rằng “vẫn tồn tại lực thu hút để đẩy giá đạt mức cao hơn một chút: 109,14, mức thoái lui Fibonacci 76,4% của vùng giá đỉnh năm 2001/đáy năm 2008”. Chỉ số DXY đã chạm mức đó trong một thời gian ngắn, giao dịch ở mức đỉnh 109,29 trước khi đảo chiều xuống thấp hơn. Nhịp giảm trong hơn một tuần qua đã ép đồng bạc xanh rơi xuống kiểm chứng lại đường EMA 21 ngày (đường trung bình động một tháng), mà DXY chưa từng chạm mức dưới ngưỡng này kể từ ngày 7/6.
Nếu DXY di chuyển lên trên đường EMA 5 ngày thì sẽ đảm bảo một triển vọng tăng giá cao hơn trong ngắn hạn, khi đó phe mua có thể sẽ tìm cách quay trở lại mức đỉnh cao nhất năm tại ngưỡng 109,29. Ngược lại, trong trường hợp DXY giảm xuống dưới đường EMA 21 ngày thì sẽ mở ra kịch bản giảm giá sâu hơn, ít nhất là xuống tới mức đỉnh tháng 6 ở mức 105,79 trong ngắn hạn, tiếp theo là tại 103,42.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *