- USD/JPY chững lại bốn tuần giảm, giữ giá trong ba ngày quanh vùng 127,00.
- Thống đốc BoJ Kuroda để ngỏ về việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn.
- Chỉ số lạm phát PCE cơ bản của Mỹ giảm xuống còn 4,9% từ 5,2% trong tháng 4.
- Giới phân tích dự đoán USD/JPY sẽ chững lại và hồi về mức 126,00.
USD/JPY chạm đáy thấp nhất trong vòng một tháng trở lại đây vào ngày thứ Ba tại ngưỡng 126,36 và chốt ở mức 126,83, và có thể nhịp đảo chiều của đồng yên Nhật Bản mới chớm nở kể từ khi lao dốc từ đầu tháng 3. USD/JPY hồi xuống vào ngày thứ Tư và thứ Năm bên trên mức 127,06, tương ứng mức Fibonacci 23,6% của con sóng kéo dài từ ngày 07/03 đến ngày 28/04 (114,81 đến 131,36), chững lại vào ngày thứ Sáu do hoạt động giao dịch ở phiên New York xuống thấp trước kỳ nghỉ, chạm mức 126,67.
Trong thời gian có nhiều yếu tố đã giúp đảo ngược xu hướng USD/JPY lên trên ngưỡng 130,00, mức cao nhất đối với đồng bạc xanh so với đồng yên Nhật trong hơn hai thập kỷ qua.
Vào ngày thứ Tư
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda đã phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản về việc chấm dứt chương trình kích thích thu mua trái phiếu kéo dài của ngân hàng này. Chỉ cần giới chức Nhật công khai cân nhắc về việc thay đổi chính sách theo hướng này thì điều đó có tiềm năng sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với nhận thức của thị trường về định giá của đồng yên Nhật.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, một động lực trực tiếp thúc đẩy đồng USD tăng giá so với đồng yên, đã giảm xuống khỏi mức đỉnh gần đây. Thị trường đang lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ cũng như lo lắng rằng chương trình thắt chặt chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang có thể làm chậm hoặc kìm hãm đà phục hồi. Fed Atlanta đã hạ mức ước tính GDP quý hai từ 2,4% xuống 1,8% và điều chỉnh giảm mức tăng trưởng quý đầu tiên từ -1,4% xuống -1,5%, trong khi theo dự báo là sẽ tăng lên -1,3%. Câu hỏi đặt ra là liệu Fed có tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất của họ hay không nếu mức tăng trưởng quý hai là con số âm, tức là phản ánh tình trạng suy thoái trên lý thuyết với hai quý sụt giảm liên tiếp.
- Xem thêm các bài viết liên quan đến USD/JPY tại đây
Các dữ liệu khác của nền kinh tế Mỹ cũng yếu kém hơn dự đoán.
Chỉ số PMI do S&P Global thống kê cho lĩnh vực dịch vụ vào tháng 5 đạt mức 53,5, thấp hơn mức kỳ vọng. Doanh số Bán nhà Hiện có, một chỉ số đại diện cho 90% thị trường nhà tại Mỹ, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 tháng qua vào tháng 4 do lãi suất thế chấp 30 năm đã tăng lên mức 5,1% vào cuối tháng. Vào ngày 03/03, lãi suất thế chấp trung bình trên toàn nước Mỹ là 3,76%.
Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền trong tháng 4 đạt kết quả thấp hơn dự kiến mặc dù hoạt động kinh doanh bán lẻ tăng mạnh. Giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) trong tháng 4 tăng ít hơn dự báo khi đứng ở mức 6,3% (so với cùng kỳ năm ngoái) trong khi mức dự đoán và mức ghi nhận tháng 3 là 6,6. Chỉ số PCE cơ bản, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, tăng 4,9% như dự kiến, nhưng giảm so với mức ghi nhận 5,2% trong tháng 3. Chi tiêu Cá nhân tăng mạnh hơn dự đoán, tăng 0,9% trong khi dự báo là 0,7%. Mức chi tiêu trong tháng 3 đã được điều chỉnh từ 1,1% lên 1,4%. Thu nhập cá nhân tăng 0,4%, dưới mức 0,5% theo ước tính và ghi nhận vào tháng 3 .
Dữ liệu kinh tế của Nhật Bản
Dữ liệu này mang sắc thái tích cực với chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ do Ngân hàng Jibun thống kê cho tháng 5 đạt kết quả tốt hơn dự kiến. CPI cả nước vào tháng 4 là 2,5% trong năm, cao nhất kể từ năm 2014. Tỷ lệ lạm phát của Tokyo trong tháng 5 là 2,4%, cao hơn mức dự báo 2,7% và thấp hơn mức 2,5% của tháng 4. CPI cơ bản ở mức 0,9%, cao hơn gấp đôi so với mức dự báo 0,4% và cao hơn 0,1% so với mức ghi nhận tháng 4.
Triển vọng kỹ thuật USD/JPY
Các chỉ báo kỹ thuật của tuần trước vẫn tiếp tục đưa ra những dấu hiệu về đà giảm của USD/JPY. Chỉ báo MACD (Trung bình động Hội tụ phân kỳ) đã giảm xuống sâu hơn nữa mặc dù mức chênh lệch vẫn như nhau. Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) hiện ở dưới 50 và có phần nghiêng xuống thấp hơn. Biên độ thực trung bình (ATR) cho thấy USD/JPY có nhiều khả năng biến động trên mức trung bình mặc dù biên độ thực trong tuần này tương đối hạn chế so với tuần trước.
Ngoại trừ đường trung bình động 21 ngày (MA 21) giảm xuống vào ngày 17/05, các đường trung bình 50 ngày, 100 ngày và 200 ngày vẫn chưa bắt kịp nhịp độ thay đổi của USD/JPY. Tỷ giá USD/JPY tăng nhanh từ 124,00 lên 127,00, một khu vực mà cặp đôi này sắp hồi về tới, từ đó tạo nên các đường hỗ trợ yếu. Ngưỡng hỗ trợ ban đầu tại 126,45 được củng cố bởi MA 50 ngày tại 126,56.