Chiến Tranh Thương Mại Là Gì?

Chiến Tranh Thương Mại Là Gì?

Tóm tắt –  Tự do và công bằng trong thương mại đóng là vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng trên thực tế, có một số quốc gia tiếp cận được các nguồn lực hoặc khả năng sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn có thể cung cấp sản phẩm đi khắp thế giới. Điều này gây ra sự bất bình đẳng toàn cầu dưới dạng thâm hụt thương mại. Về cơ bản, thâm hụt thương mại không phải là xấu. Trên thực tế, một số quốc gia dựa vào khả năng tiếp cận hàng hóa giá rẻ đã thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng tại quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu sự mất cân bằng thương mại này vượt khỏi tầm kiểm soát hoặc nếu là hậu quả do hành vi thương mại không công bằng, thì quốc gia cảm thấy bất lợi hơn có thể bắt đầu chiến tranh thương mại với một hoặc nhiều quốc gia đối lập như một công cụ nhằm bảo vệ hàng hóa và dịch vụ nội địa.

Giống như mọi chính sách kinh tế, chiến tranh thương mại cũng đều có người ủng hộ và người chỉ trích. Những người ủng hộ cho rằng áp đặt thuế quan có thể bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra việc làm. Ví dụ, chiến thương mại hiện nay ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng dùng một cuộc chiến thương mại được áp dụng như một nỗ lực khiến các nước thay đổi chính sách thương mại. Các nhà phê bình sẽ cho rằng chiến tranh thương mại có thể mang lại hậu quả không lường trước được đó là làm tổn thương chính các quốc gia trong cuộc chiến đó. Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang minh họa cho điều này khi nhiều công ty Mỹ phải sử dụng thép Trung Quốc đang bị tăng giá do thuế quan để sản xuất các sản phẩm.

Mở đầu

Kể từ đầu năm 2018, các cụm từ thuế quan và chiến tranh thương mại đã trở nên quen thuộc trong các cuộc đối thoại tài chính và chính trị của quốc gia. Đối với các nhà đầu tư, chiến tranh thương mại không có kẻ thắng người thua vì bản chất của nó là không chắc chắn. Thị trường ghét sự không chắc chắn, nhưng đó là điều mà cuộc chiến thương mại kéo dài với Trung Quốc – và các quốc gia khác – đang làm đối với các thị trường rộng lớn hơn. Thị trường mở rộng khi có tin tức rằng hai bên sắp đạt được thỏa thuận. Thị trường thu hẹp (hay giảm mạnh) khi có tin tức về các cuộc đàm phán thương mại kết thúc thất bại. Và thật dễ hiểu tại sao hàng tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ USD đang bị đe dọa. Bài viết này sẽ giải thích chiến tranh thương mại là gì và tại sao cuộc chiến thương mại hiện tại với Trung Quốc chỉ là một cuộc chiến mới nhất trong một loạt các cuộc chiến thương mại đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ và tại sao chiến tranh thương mại có thể không đạt được mục đích cuối cùng của nó.

 

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Đầu tư chứng khoán Mỹ

Định nghĩa của chiến tranh thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại là một chính sách kinh tế được thiết lập khi một quốc gia đối phó với tình trạng mất cân bằng thương mại bằng cách tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa và dịch vụ từ một hoặc nhiều quốc gia đối lập. Thuế quan thực chất là một loại thuế hai chiều. Nếu quốc gia A đánh thuế đường nhập khẩu từ quốc gia B, thì có nghĩa là quốc gia B sẽ phải trả thêm tiền cho quốc gia A để nhập khẩu đường của quốc gia B. Nhưng bù lại, quốc gia B cũng sẽ tăng giá đường lên khiến các sản phẩm của công ty ở quốc gia A sử dụng đường của quốc gia B để sản xuất trở nên đắt đỏ hơn.

Ngoài thuế quan, các quốc gia có thể áp dụng các biện pháp khác để hạn chế hàng nhập khẩu từ các công ty nước đối lập. Trái với quan niệm thông thường về một cuộc chiến tranh phải có ít nhất hai phe đối lập thì một cuộc chiến tranh thương mại có thể là đơn phương. Ví dụ về chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Từ nhiều năm trước, Hoa Kỳ đã áp thuế đối với một số mặt hàng, bao gồm một số phương tiện đi lại của Nhật Bản. Tuy nhiên, cho đến nay, Nhật Bản vẫn từ chối trả đũa.

Tại sao xảy ra chiến tranh thương mại?

Về cốt lõi, chiến tranh thương mại được sinh ra từ chính sách bảo hộ của chính phủ, có thể được định nghĩa là một chính phủ thực hiện các hành động và chính sách hạn chế thương mại quốc tế tự do và công bằng. Hai lý do thường gặp nhất để một quốc gia áp dụng các chính sách bảo hộ là:

 

  • Để bảo vệ các doanh nghiệp và việc làm trong nước khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài
  • Để cân bằng thâm hụt thương mại (tức là khi nhập khẩu của một quốc gia vượt quá lượng xuất khẩu của quốc gia đó)

Lợi ích của chiến tranh thương mại

Những người ủng hộ thuế quan sẽ nói rằng, bằng cách làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, thuế quan có thể làm tăng nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó. Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong các ngành bị áp thuế. Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, chiến tranh thương mại có thể giúp kiểm soát sự mất cân bằng thương mại. Trong một số tình huống, nếu các biện pháp khác, chẳng hạn như hạn ngạch nhập khẩu không giúp khắc phục thâm hụt thương mại thì chiến tranh thương mại có thể là giải pháp cuối cùng để trừng phạt các quốc gia có chính sách thương mại phi đạo đức.

 

Tác hại của chiến tranh thương mại

Chiến tranh thương mại thường bị chỉ trích vì những hậu quả không lường trước được mà nó gây ra. Cụ thể, một cuộc chiến thương mại thường gây tổn thất cho người tiêu dùng và các ngành công nghiệp mà chiến tranh thương mại nhắm tới do người tiêu dùng có ít sự lựa chọn hơn do giá thành của hàng hóa phải chịu thuế quan tăng. Ví dụ, khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vào đầu năm 2017, các công ty trong nước, như Tập đoàn Whirlpool, phụ thuộc vào thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc đã báo cáo triển vọng bi quan về thu nhập trong tương lai do dự báo chi phí nguyên liệu cao hơn. Những chi phí đó chắc chắn sẽ được chuyển cho người tiêu dùng, những người sau đó sẽ phải chịu chi trả nhiều hơn để mua các thiết bị gia dụng. Điều này có thể gây cản trở chi tiêu của người tiêu dùng, và có thể dẫn tới việc tăng trưởng kinh tế chậm lại, không mở rộng. Trong nền kinh tế toàn cầu, các nhà kinh tế cho rằng chiến thương mại có thể làm sai lệch các chỉ số kinh tế và có thể làm cho một nền kinh tế trông mạnh mẽ hơn thực tế. Ví dụ, nhiều công ty Mỹ sử dụng thép và nhôm nhập khẩu đã sửa đổi chuỗi cung ứng của họ để chốt giá trước khi bị áp thuế quan, làm sai lệch chỉ số sức mạnh kinh tế. Cuối cùng, một số nhà phê bình còn cho rằng áp thuế quan có thể làm tổn hại đến quan hệ ngoại giao, ngăn cản sự trao đổi văn hóa giữa các quốc gia.

 

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : thị trường chứng khoán quốc tế

Chiến tranh thương mại có gây rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu không?

 

Rủi ro chính mà một cuộc chiến tranh thương mại gây ra cho nền kinh tế toàn cầu là thiệt hại về tài sản thế chấp có thể được chuyển giao cho các quốc gia khác. Trong nền kinh tế toàn cầu, bất cứ điều gì làm tổn hại đến nền kinh tế của một quốc gia đều có thể gây ra hiệu ứng domino làm rung chuyển nền kinh tế toàn thế giới.

Một ví dụ về mọi khía cạnh của thương mại được thể hiện rõ ràng trong Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra (tính đến thời điểm viết bài này) bắt đầu vào năm 2018. Vào tháng 1 năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện cam kết áp thuế đối với một loạt sản phẩm bao gồm thép, nhôm và tấm pin năng lượng mặt trời. Đây là phần mở rộng của những gì ông đã cam kết trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ. Ứng cử viên Trump khi đó đã thuyết phục công nhân Mỹ bằng cách chỉ trích những gì ông coi là không công bằng trong các thỏa thuận thương mại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Trump thậm chí còn đe dọa sẽ rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng trọng tâm trong chính sách của Trump là thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng giữa quốc gia này với Trung Quốc.

Các mức thuế đầu năm 2018 đặc biệt nhắm vào các sản phẩm của Trung Quốc. Ngoài việc áp thuế lên 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bao gồm thép và các sản phẩm làm từ đậu nành, Tổng thống Trump còn đe dọa sẽ phạt tiền lớn đối với quyền sở hữu trí tuệ. Đúng như dự đoán, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã công bố ý định áp thuế 25% đối với hơn 100 sản phẩm của Mỹ. Trong thời gian còn lại của năm, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung trở thành chất xúc tác cho thị trường chứng khoán biến động khi cả Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục áp thuế lên các sản phẩm mới. Khi các mức thuế ban đầu được áp dụng vào tháng 9 năm 2018, có vẻ như chúng đã đạt được hiệu quả mong muốn đối với chính quyền Trump. Khi nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái một phần do thuế quan thì đến tháng 12, chính phủ Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý không áp đặt bất kỳ mức thuế mới nào và bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm hướng tới một thỏa thuận thương mại lâu dài.

Tuy nhiên, ngay khi một thỏa thuận có vẻ sắp diễn ra, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán thương mại do Trung Quốc đã đưa ra lập trường cứng rắn mới, trong đó yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ các mức thuế hiện tại trước một thỏa thuận mới. Điều này ngay lập tức làm cho thị trường Mỹ sụt giảm. Như trong bài viết này đề cập, không rõ liệu khi nào cuộc chiến thương mại sẽ kết thúc, nhưng đây là một ví dụ điển hình về lợi ích và tác hại của chiến tranh thương mại. Một mặt, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc (động lực chính để bắt đầu áp thuế) đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2014. Mặt khác, người tiêu dùng Hoa Kỳ đang phải trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng và thị trường chứng khoán nói chung vẫn rất dễ bay hơi do sự không chắc chắn xung quanh hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này.

 

Một số cuộc chiến thương mại đáng chú ý nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

 

Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung hiện tại đang được chú ý hơn và có tầm ảnh hưởng lớn do quy mô nền kinh tế của cả hai nước nhưng đó không phải cuộc chiến thương mại duy nhất đã từng làm rung chuyển nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới.

Như một lẽ tất nhiên, sinh viên môn lịch sử Hoa Kỳ có thể nghĩ đến cuộc chiến giành độc lập của Hoa Kỳ nổ ra phần lớn do việc Anh áp đặt thuế quan (hoặc thuế) đối với các thuộc địa không phải của Anh. Trong đó, đại diện của cuộc chiến thương mại này là phong trào Tiệc trà Boston.

Một cuộc chiến thương mại khác đã tác động đến Hoa Kỳ trong một vài năm là Chiến tranh Mì ống giữa Hoa Kỳ với một số quốc gia châu Âu kéo dài từ năm 1985 đến năm 1987. Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan lên mì ống của châu Âu do sự phân biệt đối xử với các sản phẩm cam quýt của Mỹ ở châu Âu. Sự kiện này được châm ngòi bởi Chiến tranh Gà diễn ra vào đầu những năm 1960 khi Pháp và Tây Đức áp thuế đối với gà Mỹ nhập khẩu, khiến chính quyền Kennedy phải đáp trả bằng tăng 25% thuế lên loạt sản phẩm của châu Âu bao gồm rượu mạnh và xe tải hạng nhẹ. Các mức thuế này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, một trong những loại thuế quan được biết đến nhiều nhất ở Mỹ thế kỷ 20 là thuế Smoot-Hawley năm 1930. Trong nỗ lực đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái đang nổi lên, Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Smoot-Hawley, tăng 50% thuế lên hàng hóa nhập khẩu. Mặc dù luật và các loại thuế đã bị xóa bỏ khi thông qua Hiệp định Thương mại đối ứng năm 1934, nhưng nó đã đẩy nhanh cuộc Đại suy thoái và tự tôn dân tộc vốn là nguyên nhân chính đằng sau Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai.

 

Tóm lại về chiến thương mại

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã đưa cụm từ “chiến tranh thương mại” trở thành đề tài được bàn tán gần đây. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại và áp đặt thuế quan đã xảy ra tại Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến giành độc lập diễn ra. Chiến tranh thương mại là một đòn bẩy của chính sách kinh tế mà một quốc gia có thể sử dụng trong nỗ lực kiểm soát sự mất cân bằng thương mại với nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, các cuộc chiến thương mại này nhằm vào một số sản phẩm cụ thể và có thể được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, một cuộc chiến tranh thương mại có thể kéo dài hàng năm thậm chí hàng thập kỷ, mang tính chất “chiến tranh lạnh” mà cả hai nước chỉ đơn giản là đồng ý tiếp tục trả mức thuế cao hơn mà không leo thang thêm. Khi nền kinh tế toàn cầu làm cho kinh tế của các quốc gia gắn bó với nhau ở mức độ lớn hơn bao giờ hết, ngày càng có nhiều tranh luận về việc liệu thuế quan có phải là một cách hiệu quả để các quốc gia xử lý các tranh chấp thương mại hay không. Tuy nhiên, các chính sách bảo hộ vẫn đang hấp dẫn người lao động những người coi giá thành thấp của các sản phẩm nước ngoài là mối đe dọa thực sự đối với việc làm của họ.

 

Trên đây là các thông tin về chiến tranh thương mại mà bạn nào đang cần tìm hiểu về khái niệm này có thể đọc vì Reviewsantot đã viết và phân tích khá đầy đủ dựa trên các dẫn chứng mới nhất hiện nay. Bên cạnh đó nếu các trader muốn có kế hoạch đầu tư chứng khoán hiệu quả có thể tham khảo thêm khóa học đầu tư chứng khoán nhé! Chúc các bạn thành công!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *