Cặp USD/JPY tiếp cận mức đỉnh của năm

Cặp tỷ giá USD/JPY đã tiếp cận mức đỉnh của năm 145,90 trong bối cảnh trái phiếu chính phủ Mỹ liên tục tăng. Các dữ liệu mới từ kinh tế Mỹ cũng là động lực thúc đẩy đà tăng cho cặp tỷ giá này. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng là một dấu hiệu dự báo lạm phát sẽ dai dẳng kéo dài.

FED ưu tiên hạ lãi suất

Giới chức Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã để ngỏ khả năng sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất lên mức đủ để hạ tỷ lệ lạm phát hiện đang ở mức cao bất thường.
Phát biểu tại Phòng Thương mại vùng Đại Boston ở bang Massachusetts, bà Susan Collins, Chủ tịch FED chi nhánh Boston, đã tán thành các dự báo được FED công bố tuần trước, trong đó báo hiệu cơ quan này sẽ nâng lãi suất cơ bản lên 4,6% vào năm tới, tăng mạnh so với mức khoảng 3,1% hiện nay. Bà nhấn mạnh để giảm lạm phát sẽ “đòi hỏi tăng trưởng việc làm chậm hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn một chút”. Trong bối cảnh dư luận đang ngày càng lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế, bà Collins cho rằng dù còn nhiều thách thức, song Mỹ vẫn có thể đạt được mục tiêu đảm bảo nền kinh tế sẽ giảm tốc ở mức độ “vừa phải”. 
Trong khi đó, Chủ tịch FED chi nhánh Cleveland Loretta Mester cho rằng lãi suất ngắn hạn của FED sẽ phải duy trì ở mức cao hơn dự kiến trước đây, dù nền kinh tế đầu tàu thế giới phải đối mặt với nhiều bất ổn, trong đó có bất ổn liên quan xung đột Nga-Ukraine và những khó khăn trong chuỗi cung ứng. Theo bà, khi tình hình có nhiều bất ổn, các nhà hoạch định chính sách cần hành động quyết đoán để ngăn chặn những hậu quả xấu nhất. Bà thừa nhận việc lãi suất tăng cao hơn sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng, song không tăng lên mức 5,5% như dự báo trước đó của ngân hàng Bank of America.

Đồng JPY vẫn giảm bất chấp chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

USD/JPY mở rộng đà phục hồi từ mức đáy tuần trước (140,35) ngay cả khi Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên kể từ năm 1998, và những nỗ lực của chính phủ nước này nhằm nâng đỡ cho đồng Yên Nhật có thể sẽ tác động không nhiều đến tỷ giá vì Cục Dự trữ Liên bang vốn dĩ đang theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ.
Do đó, số liệu cập nhật cho chỉ số PCE cơ bản của Mỹ, một thước đo lạm phát ưa thích của Fed, có thể sẽ thúc đẩy đà tăng gần đây của USD/JPY. PCE dự kiến ​​sẽ tăng từ mức 4,6% vào tháng trước lên 4,7% vào tháng 8 trên cơ sở so sánh hàng năm, và khi có bằng chứng cho thấy giá cả tăng liên tục, điều này có thể buộc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) giữ nguyên cách tiếp cận trong các chiến lược chống lạm phát vì Bản tóm tắt các Dự báo Kinh tế (SEP) cho thấy lãi suất tại Mỹ có khả năng sẽ còn tăng cao hơn nhiều.
Đổi lại, đồng Đô la Mỹ có thể sẽ tiếp tục thể hiện sức mạnh vượt trội so với đồng tiền của Nhật Bản khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn miễn cưỡng chưa muốn chấm dứt chu kỳ nới lỏng. Trong khi đó, tâm lý trader nhỏ lẻ có vẻ sẽ tiếp tục nghiêng về một phía khi đa số trader bán ròng USD/JPY trong hầu hết năm 2022.

Lượng giao dịch trên thị trường

Báo cáo thống kê của IG cho thấy 24,32% trader hiện đang mua ròng USD/JPY, với tỷ lệ tương quan lực lượng phe bán so với phe mua là 3,11-1.
Số lượng trader mua ròng thấp hơn 1,28% so với ngày hôm qua và giảm 18,44% so với tuần trước, trong khi số lượng trader bán ròng cao hơn 5,34% so với ngày hôm qua và giảm 0,26% so với tuần trước. Khối lượng vị thế mua ròng giảm khi tỷ giá USD/JPY tiến gần đến mức cao nhất trong năm (145,90), trong khi lực bán yếu đi cũng không làm thuyên giảm hành vi tâm lý đám đông khi có 28,21% trader mua ròng USD/JPY vào tuần trước.
Như vậy, nếu PCE cơ bản của Mỹ tăng thì sẽ có thể làm cho USD/JPY tăng giá vì kết quả này sẽ thúc đẩy các trader đầu cơ trước cho một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản nữa từ Fed, nhưng Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) dường như đang đi chệch hướng so với giá khi nhịp tăng gần đây trong biểu đồ giá không thể đẩy chỉ báo dao động này về vùng quá bán.

USD/JPY: Biểu đồ hàng ngày

USD/JPY dường như sắp test đỉnh năm (145,90) khi giá leo trở lại trên vùng 144,10 (Fib mở rộng 100%), với khu vực cần chú ý tiếp theo sẽ là mức cao nhất tháng 08/1998 (147,67) vì USD/JPY dường như đang dịch chuyển theo hướng dốc lên của đường SMA 50 ngày (138,51).
Tuy nhiên, Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) dường như đang phân kỳ so với giá vì chỉ báo này chưa leo lên vùng quá mua và USD/JPY có thể sẽ  chuyển động theo vùng biên độ tháng miễn là RSI giữ dưới ngưỡng 70.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *