USD/JPY: bối cảnh và xu hướng tương lai

Phân tích giá USD

USD: Được nhiều hơn mất, thị trường tài chính gần đây đang tập trung vào 2 viễn cảnh chính là: sự hồi phục của kinh tế Mỹ và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt. Trong khi những nhân tố này có những tác động khác nhau tới những tài sản khác nhau, nhưng trong lĩnh vực ngoại hối, chúng hội tụ lại để cho ra kết quả duy nhất – một đồng đô la mạnh hơn.
Cân nhắc tới quan điểm lạc quan cá nhân về hoạt động kinh tế của Mỹ (đáng chú ý, các nhà kinh tế học trên thế giới đã nâng mức dự đoán GDP quý 3 lên 1.1 điểm phần trăm trong tuần trước), thì sẽ khó để có động thái cứu trợ từ phía Mỹ. Điều này, tuy nhiên, có thể thay đổi nếu như thị trường tin tưởng hơn vào khả năng lạm phát thấp sẽ được duy trì, ngay cả khi tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng giới đầu tư giữ quan điểm hoài nghi về sự chắc chắn của kịch bản này.

Tâm lý giao dịch

Tâm lý này tương đồng với những quan điểm được chia sẻ trong biên bản họp tháng Bảy cảu Cục Dự trữ Liên bang. Do đó, người ta dự đoán rằng bài phát biểu của Chủ tích Powell tại sự kiện Jackson Hole sẽ không còn tính chất cảnh báo giống như nắm ngoái, nhưng thông điệp tổng quát vẫn sẽ nhấn mạnh việc cam kết xem xét các nỗ lực kinh tế hiện nay. Quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang vẫn cho thấy một giai đoạn tăng trưởng dưới-trung-bình có khả năng sẽ xảy ra, dù cho mục tiêu này vẫn chưa được thực hiện cho đến nay.
Do đó, bất kỳ sự sụt giảm đáng chú ý nào trong giá trị của đồng đô la cũng sẽ xuất phát từ sự phát triển tại Trung Quốc và châu Âu. Dù lập trường chính sách quyết đoán hơn có thể dẫn tới sự gián đoạn tạm thời, như khi nó đã xảy ra gần một năm trước.

Nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu bền vững của đồng đô la

Nhưng lộ trình khả thi nhất dẫn tới sự suy yếu bền vững của đồng đô la sẽ gồm: sự tăng trưởng kinh tế ở châu Âu và châu Á được cải thiện, kết hợp với áp lực giảm phát hiện diễn ra tại Mỹ. Thật không may khi con đường để tổ hợp này diễn ra lại bị thu hẹp. Nguyên nhân bởi những thách thức đã được dự đoán trước vẫn chưa có được bất kỳ phương án thuyết phục nào để sự thay đổi diễn ra, đặc biệt khi năm 2023 đang dần về hồi kết.
Tỷ giá EUR/USD có thể minh chứng cho sức mạnh của đồng USD trong vài tháng trở lại đây

Phân tích giá JPY

JPY: Những áp lực tiêu cực từ sự kết hợp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao cùng lo ngại về sự tăng trưởng của Trung Quốc đã có ảnh hưởng tích cực đáng kể tới chỉ số đồng đô la, như đã nhấn mạnh trong phần viết về USD. Dù vậy, xu hướng này đồng thời lại có tác động tiêu cực tới đồng yên Nhật Bản (JPY).
Thông qua những nghiên cứu cá nhân, người viết nhận thấy lợi suất trái phiếu Mỹ tăng lên sẽ gia tăng áp lưc giảm giá lên đồng JPY, thậm chí ngay cả trong thời kỳ suy giảm của thị trường chứng khoán. Mối quan hệ này đã được nhấn mạnh trong rất nhiều bản phân tích. Hơn nữa, JPY có xu hướng cho thấy mối tương quan thuận chiều với đồng tệ Trung Quốc (CNH), hình mẫu này trở nên ngày một rõ rệt trong năm vừa qua.

Tỷ giá cặp tiền tệ USD/JPY vượt ngưỡng 145

Những sự nhạy cảm này đã đẩy tỷ giá cặp tiền tệ USD/JPY vượt ngưỡng 145, thúc đẩy những cuộc nghị sự mới về khả năng can thiệp để quản trị rủi ro. Tuy nhiên, người viết tin rằng sự cố định của thị trường đối với các mức tỷ giá có thể làm mờ đi các sắc thái chủ chốt của sự thay đổi. Khi Bộ Tài chính (MoF) can thiệp vào năm ngoái, tỷ giá đồng Yên so với đồng Đô la đã mất đi 25% giá trị trong 12 tháng trước. Đổi lại, đồng Yên chỉ mấy giá 7% trong năm qua, và  thường cho thấy những biến động giao dịch nhỏ (hẹp) trong thời gian đó.
Cũng cần lưu ý rằng sự can thiệp thành công đòi hỏi sự dịch chuyển tương đương trong chính sách, và định nghĩa “thành công” chủ yếu là làm giảm đi mối tương quan giữa tiền tệ với các tài sản khác, thay vì đảo ngược hoàn toàn mối quan hệ đó. Mục tiêu này phần lớn đã đạt được, mặc dù các biện pháp can thiệp “duy trì” theo chu kỳ vẫn thực sự cần thiết.
Hơn nữa, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) hiện sở hữu khả năng linh hoạt để cho phép lợi suất Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10-năm tăng lên tới 1%. Sự điều chỉnh này có khả năng tồn tại trước khi bất kỳ hoạt động can thiệp tỷ giá trực tiếp nào diễn ra. 

Sự suy yếu dần dần của đồng JPY

Từ góc độ rộng hơn, cơ sở vĩ mô hiện nay giúp hỗ trợ cho sự suy yếu dần dần của đồng JPY từ ngưỡng giá hiện nay. Điều này được thúc đẩy bởi sự hiệu suất tăng trưởng đáng kể của nền kinh tế Mỹ – các nhà kinh tế học của Goldman Sachs dự đoán mức tăng trưởng bình quân là 2.2% cho năm 2023, cao hơn mức dự đoán cho tiềm năng nền kinh tế – cùng với áp lực dai dẳng từ giảm giá ngắn hạn của đồng tệ Trung Quốc.  
Trừ khi Ngân hàng Nhật Bản có sự thay đổi chính sách đáng kể, ngay cả khi lợi suất trái phiếu Mỹ không tăng thêm, thì đồng JPY cũng thường mất giá nếu tâm lý rủi ro vẫn được duy trì không đổi. Điều này phù hợp với việc nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng hết sức vững vàng, và xu hướng giảm phát kéo dài, bất chấp những lo ngại vẫn ngày một gia tăng trên thế giới (mặc dù nguy cơ ảnh hưởng lan rộng đang gia tăng).
Với những chiến thuật trong ngắn hạn, mặc dù có khả năng đảo ngược một phần việc bán tháo các tài sản có mức rủi ro thấp, dẫn tới tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ, thì người viết vẫn duy trì quan điểm rằng lãi suất Mỹ sẽ vẫn được tăng cao trong thời gian tới. Cân nhắc tới các yếu tố kể trên, việc tỷ giá USD/JPY sẽ có xu hướng tăng trưởng trở lại.

Theo dõi reviewsantot.com để được cập nhật nhanh nhất các tin tức nhanh nhất về thị trường đầu tư. 

Website: https://reviewsantot.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsantot/