Mối tương quan giữa các cặp tiền tệ hàng hóa

moi-tuong-quan-giua-cac-cap-tien-te-hang-hoa-reviewsantot

Cặp tiền tệ hàng hóa là gì?

Reviewsantot.com – Các cặp tiền tệ hàng hóa là những cặp tiền tệ ngoại hối từ các quốc gia có lượng dự trữ hàng hóa lớn. Các cặp tiền tệ này có mối tương quan chặt chẽ với những thay đổi về giá cả hàng hóa bởi các quốc gia sản xuất và xuất khẩu nhiều loại hàng hóa khác nhau. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư muốn tiếp xúc với biến động giá hàng hóa, thường nắm giữ các vị thế trong các cặp tiền tệ hàng hóa, như một khoản đầu tư ủy quyền để mua hàng hóa.

Các cặp tiền tệ hàng hóa bao gồm cặp đô la Mỹ (USD) với đô la Canada (CAD), đô la Úc (AUD) và đô la New Zealand (NZD). Đồng rúp của Nga (RUB), đồng real của Brazil (BRL) và riyal Arập Xêút (SAR) cũng là những loại tiền tệ nhạy cảm với giá hàng hóa.

Tại Sao Bạn Nên Chọn Cặp Tiền Tệ Yêu Thích Để Giao Dịch Trong Forex - How To Trade Blog

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG BÀI VIẾT CẦN LƯU Ý

  • Các cặp tiền tệ hàng hóa đề cập đến những loại tiền tệ ở các nền kinh tế nhạy cảm với những thay đổi về giá cả hàng hóa, và thường là những quốc gia dựa vào xuất khẩu hàng hóa để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
  • Ví dụ có thể kể đến là đô la Úc, đô la Canada, đô la New Zealand, cũng như tiền tệ của các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ.
  • Các nhà đầu tư giao dịch tiền tệ hàng hóa, một phần là để tận dụng những sự biến động giá cả hàng hóa, vốn thúc đẩy tỷ giá hối đoái của các quốc gia này.

Hiểu về các cặp tiền tệ hàng hóa

Các cặp tiền tệ hàng hóa mang lại lợi ích cho nhà đầu tư vì chúng nằm trong số các cặp tiền tệ được giao dịch rộng rãi nhất trên thị trường ngoại hối (FX). Giao dịch ngoại hối là hành động nắm giữ các vị thế theo tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau. Giao dịch ngoại hối liên quan đến việc mua và bán ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái hiện hành, nhắm đến mục tiêu tỷ giá sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho nhà đầu tư.

Ví dụ: một nhà giao dịch ở Mỹ có thể mua đồng đô la Úc bằng cách bán đô la Mỹ, với mức tỷ giá hối đoái AUD/USD hiện hành ở mức 0,7500, nghĩa là 0,75 USD đổi 1 AUD. Nếu tỷ giá hối đoái tăng lên 0,8500, nhà giao dịch sẽ tiến hành một giao dịch bù trừ để đóng vị thế, và bỏ túi khoản lợi nhuận 0,1 USD (trừ đi phí hoặc lệ phí môi giới).

Trong giao dịch ngoại hối, không có việc chuyển giao tiền tệ thực sự. Thay vào đó, giao dịch bù trừ sẽ đóng vị thế, và số lợi nhuận ròng hoặc khoản lỗ ròng sẽ được chuyển giao và xử lý thông qua tài khoản môi giới của nhà giao dịch.

Thanh khoản

Thị trường dành cho các cặp tiền tệ hàng hóa thường có xu hướng thanh khoản cao, bởi các giao dịch có thể được thực hiện rất dễ dàng, khi luôn sẵn có rất nhiều người mua và người bán. Ngược lại, một thị trường kém thanh khoản có thể khiến các nhà giao dịch gặp khó khăn khi thoát vị thế, do thiếu vắng người tham gia thị trường.

Ngoài ra, tính thanh khoản của các cặp tiền tệ hàng hóa cũng được gia tăng khi sự ổn định của nền kinh tế góp phần hỗ trợ các loại tiền tệ. Những đặc điểm này làm cho các cặp tiền tệ hàng hóa trở nên hấp dẫn đối với những nhà giao dịch muốn đạt được tiềm năng lợi nhuận trong khi vào và thoát khỏi giao dịch một cách nhanh chóng.

Các quốc gia xuất khẩu hàng hóa khác

Ngoài các quốc gia kể trên (Canada, Úc, New Zealand), vẫn còn nhiều nước khác có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa đáng kể, chẳng hạn như Nga, Arập Xêút, và Venezuela. Tuy nhiên, hàng hóa của các quốc gia này thường bị chính phủ trong nước quản lý chặt chẽ hoặc giao dịch ở mức hạn chế.

Các loại tiền tệ chính trong các cặp tiền tệ hàng hóa

Ba quốc gia sở hữu các thành phần trong bộ ba cặp tiền tệ hàng hóa (không bao gồm đồng đô la Mỹ), đều có những đặc điểm cụ thể, khiến đồng tiền và tài nguyên hàng hóa của họ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Các cặp tiền tệ phụ và đặc điểm của chúng

CAD

Giá trị của đồng đô la Canada so với đồng đô la Mỹ (USD/CAD) có mối tương quan chặt chẽ với giá hàng hóa, bao gồm cả dầu. Những vùng đất rộng lớn với cảnh quan tương đối hoang sơ của Canada đồng nghĩa với việc nước này sở hữu rất nhiều tài nguyên thiên nhiên như gỗ và nhiên liệu.

Nền kinh tế Canada phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Ví dụ, dầu và nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của Canada. Do đó, giá dầu là động lực chính cho sức khỏe của nền kinh tế.

Cặp tiền này còn được gọi bằng tiếng lóng là “Loonie”. Sự gần gũi giữa Canada và Mỹ được thể hiện qua mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Trong năm 2019, 75% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Canada hướng tới thị trường Mỹ.

AUD

Việc giao dịch đồng đô la Úc theo tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ, còn được gọi là giao dịch “Aussie”. Úc là nước xuất khẩu than và quặng sắt nhiều nhất thế giới. Nước này cũng có nhiều vùng đất rộng lớn với cảnh quan thiên nhiên tươi tốt, và là một trong những quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất. Úc cũng xuất khẩu cả dầu mỏ và vàng. Do đó, tiền tệ của Úc phụ thuộc rất nhiều vào giá cả các mặt hàng này.

Bên cạnh việc là một loại tiền tệ hàng hóa, đồng đô la Úc còn cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn rõ nét hơn về tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc, bởi nước này là khách hàng nhập khẩu hàng hóa Úc nhiều nhất thế giới. Việc Úc tăng xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ là cơ sở để kết luận rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng nhanh hơn. Nền kinh tế Trung Quốc mạnh mẽ cũng là tín hiệu tốt cho phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Úc. Điều này có thể thúc đẩy tỷ giá hối đoái của đồng đô la Úc, khi nhu cầu đối với hàng hóa của nước này tăng lên.  

NZD

New Zealand là nước xuất khẩu sữa đặc lớn nhất thế giới và cũng xuất khẩu các sản phẩm từ sữa khác, thịt và len. Đồng đô la New Zealand có mối liên hệ chặt chẽ với vàng,và sẽ phản ứng với những biến động của giá hàng hóa. Việc giao dịch cặp tiền đô la New Zealand và đô la mỹ (NZD/USD) còn được gọi là giao dịch “kiwi”.

Một yếu tố thúc đẩy nhu cầu giao dịch cặp tiền tệ này là New Zealand thường có lãi suất cao hơn nhiều quốc gia khác. Do đó, các nhà đầu tư thường gửi tiền tới quốc gia này để hưởng lợi từ mức lãi suất cao hơn. Một số nhà đầu tư vay tiền ở các nước có lãi suất thấp như Nhật Bản và chuyển số tiền vay đó (từ đồng yên Nhật) sang NZD để đầu tư vào các ngân hàng tại New Zealand.

Quá trình tài trợđầu tư bằng cách vay tiền từ một quốc gia có lãi suất thấp để đầu tư vào một quốc gia có mức lãi suất cao hơn được gọi là Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ.

Theo dõi Reviewsantot để được cập nhật nhanh nhất các kiến thức về thị trường đầu tư.