Dự đoán thị trường tuần 14/08-18/08

Điểm khác biệt giữa thành công và thất bại trong giao dịch tỷ giá hay hợp đồng chênh lệch chủ yếu phụ thuộc vào loại tài sản mà bạn chọn giao dịch trong tuần trên thị trường và hướng hưởng lợi, chứ không phải phương pháp chỉnh xác để xác định thời điểm vào và ra khỏi phiên.
Vậy nên, khi bắt đầu tuần mới, ý tưởng tốt là nên xem xét bức tranh toàn cảnh về những gì đang phát triển và sự phát triển đó ra sao thị trường nói chung, và tác động của các yếu tố vĩ mô cơ bản, yếu tố kỹ thuật, và tâm lý thị trường.

Phân tích cơ bản và Tâm lý thị trường

Tâm lý thị trường tiếp tục xấu đi, một phần do cảm giác rằng các đợt phục hồi thị trường trước đó chỉ là một sự điều chỉnh trọng yếu, và sẽ còn tiếp tục diễn ra. Thực tế rằng trong tháng tháng Tám khi khẩu vị rủi ro có xu hướng được hạn chế cũng có thể là một nguyên nhân.
Có rất ít điều để nói về thị trường hiện nay. Có thể các đợt phục hồi trong những tháng gần đây sẽ tiếp tục diễn ra sau khi sự thoái trào của thị trường giá giảm diễn ra, và nếu dựa theo tính lặp lại của lịch sử, thì điều này sẽ chưa thể diễn ra cho đến tận tháng Chín.
 Tin tức chính trên thị trường ngoại hối tuần trước là số liệu CPI (lạm phát) của Mỹ cho thấy tỷ lệ hàng năm là 3.2%, đã được kỳ vọng rất nhiều. Tất cả dữ liệu bổ sung cũng phù hợp với kỳ vọng, vì vậy mọi thứ ở đây cũng đã được định giá.
Tuần trước là thời điểm các tài sản rủi ro liên tục được bán tháo, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ, với việc đồng đô la Mỹ đóng vai trò như một hầm trú ẩn tài chính quan trọng. Điều này sẽ khó có thể thay đổi, cho đến khi Biên bản họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) được công bố vào thứ Tư, có thể sẽ cung cấp một vài thông tin thú vị về các cuộc thảo luận lãi suất của FED.

Thị trường tuần 14/08-18/08

Thi trường tuần này có xu hướng ít dao động hơn so với tuần trước, khi một số dữ liệu sẽ được Mỹ công bố. Các dữ liệu quan trọng được công bố trong tuần này (xếp theo mức độ quan trọng) có:
  1. Biên bản họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC)
  2. Doanh số bán lẻ tại Mỹ
  3. Chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) tại Anh
  4. Biên bản Họp Chính sách tiền tệ của RBA
  5. Tuyên bố chính sách tiền tệ và tỷ giá tiền mặt chính thức của RBNZ
  6. Chỉ số giá tiền lương của Úc
  7. Chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) tại Canada
  8. Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc
  9. Chỉ số sản xuất Empire State tại Mỹ
  10. Đề nghị trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ
  11. Thay đổi tổng số yêu cầu (trợ cấp thất nghiệp) tại Anh
  12. Tỷ lệ thấy nghiệp tại Úc
 Thứ Ba là quốc lễ tại Pháp và Ý.

Phân tích kỹ thuật

Chỉ số đồng đô la Mỹ

Biểu đồ giá hàng ngày cho thấy giá trị Chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng trong tuần trước, nối tiếp xu hướng tăng trưởng ngắn hạn.  Nó đang trên đà tạo ra một đột phá tăng giá vượt ra khỏi đường xu hướng trên của mô hình cái nêm (wedge pattern) giá giảm dài hạn. Điều quan trọng nữa là mức giá dường như đang được giữ trên mức kháng cự trước đó là 102.375.
Mặc dù đồng đô dường như đang trong xu hướng giá giảm dài hạn, được chứng minh bằng kiểu mô hình cái nêm giá giảm, nhưng cần lưu ý rằng sẽ không có xu hướng dài hạn thực sự nào khi mà mức giá hiện tại đang cao hơn mức giá hình thành tại thời điểm 3 tháng trước, nhưng lại thấp hơn mức giá tại thời điểm 6 tháng trước. Xu hướng giá cả trong gần đây là tăng trưởng.
Tôi nhận thấy đồng đô la Mỹ, theo góc độ phân tích kỹ thuật, có khả năng tạo ra đột phá tăng trưởng quan trọng trong tuần này. Điều đó có nghĩa sẽ là một ý hay khi tìm kiếm các giao dịch mua vào đồng đô la Mỹ trong tuần.

Tỷ giá USD/JPY

Cặp tỷ giá USD/JPY đã hình thành một trụ nến tăng giá mạnh và lớn bất thường, đóng cửa ngay trên điểm mức cao của nó, chỉ thấp hơn một vài pip so với mức cao nhất trong 9 tháng, cao hơn một chút với mức tỷ giá 145 Yên.
Cặp tiền tệ này sẽ nhận được nhiều sự chú ý tại thời điểm nay khi đồng Yên suy yếu đang là một đặc điểm nổi bật của thị trường ngoại hối, trong khi đồng đô la có vẻ sẽ sớm tạo ra một đột phá tăng trưởng lớn.
Tuy nhiên, những người đầu cơ giá tăng cần nhận thức được rằng tỷ giá có một lần giá giảm thất bải chỉ trong vài tuần trước, vì vậy 145 Yên có thể đóng vai trò là một ngưỡng kháng cự vững chắc.
Theo quan điểm cá nhân, cặp tiền tệ này sẽ là một giao dịch mua vào. Các nhà đầu tư thận trọng hơn có thể sẽ muốn đợi mức giá đống cửa hàng ngày trên mức 145 Yên, hoặc thậm chí 145.07 Yên.

Tỷ giá NZD/USD

Cặp tiền tệ NZD/USD đã hình thành một cột nến tăng giá mạnh và khá lớn, đóng cửa ở ngay trên mức thấp mới trong 9-tháng. Đáng chú ý là tỷ giá này đã cắt qua đường hỗ trợ và tỷ giá chính 0.6000 USD, kết thúc tuần bằng mức giá thấp hơn.
Cặp tiền tệ này sẽ nhận được nhiều sự chú ý khi đồng Kiwi suy yếu đang là một điểm nổi trội của thị trường ngoại hối, trong khi đồng đô la Mỹ có thể tạo ra một đột phá tăng trưởng lớn.
Điều quan trọng là luôn phải cẩn thận khi giao dịch cặp tiền tệ này vì nó dễ bị đảo chiều đột ngột, nhưng có thể sẽ xuất hiện các cơ hội giao dịch bán trong ngày tốt trong tuần này nếu như mức tỷ giá vẫn thấp hơn 0.6000 USD.

Theo dõi reviewsantot.com để được cập nhật nhanh nhất các tin tức trong ngày trên thị trường đầu tư.