Chiến lược đầu tư chứng khoán theo phân tích kỹ thuật

Mỗi nhà đầu tư đều có thể trở thành chuyên gia trong “môn phái” của họ. Quan trọng là họ luôn tuân thủ với chiến lược của mình và KHÔNG… “đứng núi này trông núi nọ”. Điều này thường dễ bắt gặp với những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc đưa ra quyết định đầu tư trên cơ sở xem xét các biểu đồ và chỉ báo về cổ phiếu. Các biểu đồ và chỉ báo được tính toán dựa trên 2 yếu tố cơ bản là giá và khối lượng giao dịch nhờ những phần mềm như Amibroker hay Metastock.

Quan điểm của chiến lược đầu tư theo phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật coi cổ phiếu đơn thuần là 1 loại hàng hóa. Các chỉ báo được tính toán với mục đích giải thích mối quan hệ về sức mạnh của bên bán (nguồn cung cổ phiếu) và sức mạnh của bên mua (nguồn cầu cổ phiếu). Mối quan hệ cung cầu này tác động đến giá cổ phiếu. Giá trị của công ty sẽ gián tiếp (hoặc không cần thiết) ảnh hưởng đến giá biến động giá của nó.

Khi giá cổ phiếu tăng kèm theo khối lượng giao dịch tăng dần trong 1 giai đoạn nào đó (theo ngày, tuần hoặc tháng) có thể được diễn giải là nguồn cầu (bên mua) đang chiếm ưu thế so với nguồn cung (bên bán) trong giai đoạn này. Những chỉ báo sẽ thể hiện điều này. Bạn có thể kỳ vọng xu hướng sẽ vẫn còn tiếp tục và tham gia vào bên mua.

Những loại chỉ báo kỹ thuật?

Có hàng trăm chỉ báo kỹ thuật được đưa ra để mô tả mối quan hệ cung – cầu của cổ phiếu.

Những chỉ báo được sử dụng nhiều nhất bao gồm:

  • SMA: Simple Moving Average
  • MACD: Moving Average Convergence Divergence
  • Bollinger Bands
  • RSI
  • Stochastic Momentum

Ví dụ:

Tất cả những chỉ báo này đều được tính toán dựa trên giá và khối lượng. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công thức (khá đơn giản) của các chỉ báo này bằng Google hoặc Wikipedia. Sai lầm của những nhà đầu tư sử dụng chiến lược phân tích kỹ thuật. Có khá nhiều nhà đầu tư nói với tôi rằng họ kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và nghiên cứu thêm về doanh nghiệp. Cụ thể hơn là kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Nghe có vẻ hợp lý, phải không?

Nếu bạn đang thành công với phân tích kỹ thuật, hãy trung thành với nó. Vì chắc chắn bạn là chuyên gia về phân tích kỹ thuật.

Nếu không?

Đừng ảo tưởng về việc kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Vì cuối cùng thì mọi quyết định mua bán của bạn vẫn chỉ dựa trên các chỉ báo mà thôi. Nghĩa là:

Nếu giá trị thực của cổ phiếu là khoảng 48.000 – 50.000 đồng/cổ phiếu. Giá thị trường đang là 60.000 đồng/cổ phiếu. Và tất cả những chỉ báo vẫn cho tín hiệu mua…

Bạn vẫn sẽ mua nó, vì nó vẫn đang trong xu hướng tăng giá. Sự thật là những người mà tôi nhắc đến ở trên đều không hiểu được giá trị thực của công ty đó. Hay nói đúng hơn là họ hiểu rất sơ sài về doanh nghiệp.

Họ rất LƯỜI!

Tại sao?

Việc xem 1 vài chỉ báo kỹ thuật nhanh và đơn giản hơn rất nhiều so với việc đào sâu tìm hiểu về 1 doanh nghiệp. Trong 1 buổi chiều, tôi có thể xem đồ thị kỹ thuật của vài trăm cổ phiếu. Hoặc đơn giản hơn, tôi có thể viết 1 đoạn code có sẵn và lọc ra 1 danh sách cổ phiếu đang có chỉ báo mua. Cho ra kết quả trong chưa đầy 3 giây. Thậm chí, tệ hơn, có nhiều người viết ra vài đoạn code này và rao bán nó như 1 “con robot” cho ra tín hiệu mua/bán. Không khác gì lừa đảo…

chien-luoc-dau-tu-theo-phan-tich-ky-thuat-reviewsantot

Chiến lược đầu tư này có phù hợp với bạn không?

Tôi nghĩ rằng chỉ có bạn mới tự trả lời được. Chiến lược này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn LƯỜI giống họ. Tuy nhiên tôi có thể chắc chắn 100% với bạn rằng. Với thị trường sắp tới, sử dụng phân tích kỹ thuật để đầu tư sẽ chỉ giúp bạn… “đốt tiền”.

Tại sao?

Vì toàn bộ thị trường mang 1 tâm lý hỗn loạn. Người mua và người bán không rõ ràng vị thế của mình. Điều này làm cho các chỉ báo trở nên hỗn loạn, đúng/sai không rõ ràng. Hay nói đúng hơn là bạn cần dựa vào may mắn. Đó là còn chưa kể đến dưới góc độ 1 người quản lý quỹ, tôi có thể khẳng định với bạn rằng:

Đội lái hoàn toàn có thể “vẽ” được biểu đồ kỹ thuật để đánh lừa bạn. Khái niệm về Cung – Cầu được đưa ra trong quan điểm về phân tích kỹ thuật là rất hay… nhưng không đầy đủ. Cụ thể hơn:

Cung – cầu (về cổ phiếu) trên thị trường giao dịch hàng ngày KHÔNG phản ánh đủ TỔNG cung và TỔNG cầu (về cổ phiếu). Nó chỉ phản ánh như 1 công cụ bỏ phiếu của 1 nhóm nhỏ (nhà đầu tư nhỏ lẻ) để xác định mức giá trong ngắn hạn. Khi có sự tham gia của đội lái (hay nhà cái), thì câu chuyện luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư nhỏ lẻ.