Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đo lường gì?

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) là một trong những chỉ số tài chính nổi tiếng nhất trên thế giới. Ra đời hơn một thế kỷ trước, DJIA được các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính đánh giá là công cụ đo lường quan trọng và được coi là “nhịp đập” của thị trường chứng khoán Mỹ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DJIA, từ định nghĩa, cách tính toán cho đến những gì mà chỉ số này đo lường.

chi-so-trung-binh-cong-nghiep-dow-jones-do-luong-gi-reviewsantot.jpg

“Dow” là gì?

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA), thường được gọi là “The Dow,” là một trong những chỉ số thị trường chứng khoán nổi tiếng và được theo dõi nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Được công bố vào ngày 26 tháng 5 năm 1896 bởi Charles H. Dow và Edward Jones, DJIA được tạo ra nhằm cung cấp một tiêu chuẩn khách quan, dựa trên số liệu để theo dõi xu hướng thị trường chứng khoán. 

Ban đầu, chỉ số này gồm 12 cổ phiếu của các công ty công nghiệp. Ngày nay, DJIA bao gồm 30 công ty lớn của Mỹ trên Nasdaq và Sở Giao dịch Chứng khoán New York. Các công ty này được chọn từ tất cả các ngành chính của nền kinh tế, ngoại trừ ngành vận tải và tiện ích. 

Những công ty tiêu biểu trong DJIA hiện nay bao gồm Apple, Microsoft, Goldman Sachs, Coca-Cola, Chevron và Boeing. DJIA được xem như là “nhịp đập của thị trường chứng khoán” vì nó là chỉ số được trích dẫn và theo dõi nhiều nhất bởi các nhà đầu tư, các chuyên gia tài chính và các phương tiện truyền thông.

chi-so-trung-binh-cong-nghiep-dow-jones-do-luong-gi

Chỉ số Bình quân Công nghiệp Dow Jones (DJIA)

Các công ty trong DJIA (tính đến tháng 6 năm 2024)

Công ty Mã cổ phiếu Năm thêm vào
Amazon AMZN 2024
American Express Co AXP 1982
Amgen AMGN 2020
Apple Inc. AAPL 2015
Boeing Co BA 1987
Caterpillar Inc CAT 1991
Cisco Systems CSCO 2009
Chevron Corp CVX 2008
Goldman Sachs GS 2013
The Home Depot HD 1999
Honeywell HON 2020
IBM IBM 1979
Intel INTC 1999
Johnson & Johnson JNJ 1997
Coca-Cola Co KO 1987
JPMorgan Chase JPM 1991
McDonald’s MCD 1985
3M Co MMM 1976
Merck & Co. MRK 1979
Microsoft MSFT 1999
Nike NKE 2013
Proctor & Gamble PG 1932
The Travelers Companies TRV 2009
UnitedHealth Group UNH 2012
Salesforce Inc CRM 2020
Verizon VZ 2004
Visa V 2013
Walmart WMT 2018
The Walt Disney Company DIS 1991
Dow Inc DOW 2019

Cách tính chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones

Ban đầu, DJIA được tính toán thủ công hàng giờ. Năm 1896, Charles Dow chỉ cần cộng các giá của 12 cổ phiếu và chia cho 12. Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường và công nghệ, phương pháp tính toán đã trở nên phức tạp hơn. Năm 1923, Arthur “Pop” Harris được giao nhiệm vụ tính toán chỉ số này, và sau khi ông nghỉ hưu vào năm 1963, máy tính bắt đầu được sử dụng để tính toán.

DJIA là một chỉ số trọng số giá, nghĩa là các cổ phiếu có giá cao hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến chỉ số. Thay vì chia tổng giá cổ phiếu cho số lượng cổ phiếu, tổng giá của các cổ phiếu thành phần được chia cho một số chia đặc biệt – ước số. 

DJIA = ∑Pi /n

Số chia này được điều chỉnh liên tục để chắc chắn rằng giá trị của DJIA không bị “bóp méo” bởi các sự kiện. Điều này đảm bảo chỉ số phản ánh chính xác sự biến động của giá cổ phiếu.

Mô tả dữ liệu lịch sử Down Jones

Chỉ số DJIA đo lường những gì?

DJIA đo lường sự biến động giá trung bình hàng ngày của 30 công ty lớn  của Mỹ trên Nasdaq và Sở Giao dịch Chứng khoán New York. Khi DJIA tăng biểu thị sự tăng giá của các cổ phiếu thành phần, phản ánh dấu hiệu tích cực của thị trường và nền kinh tế. Ngược lại, DJIA giảm biểu thị sự giảm giá của các cổ phiếu thành phần, là tín hiệu tiêu cực của thị trường chứng khoán.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đo lường giá cổ phiếu thị trường

DJIA còn được xem như chuẩn mực cho nền kinh tế. Ngày 19 tháng 10 năm 1987 là ngày DJIA giảm mạnh nhất với hơn 20%. Ngày 16 tháng 3 năm 2020, chỉ số giảm 12,9%. Những thời điểm này đều trùng với lúc bất ổn tài chính ở Mỹ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự tăng hoặc giảm của chỉ số DJIA không nhất thiết phản ánh sự tăng hoặc giảm giá cổ phiếu của từng công ty thành phần. Sự tăng lên của chỉ số có thể do sự tăng giá đáng kể của cổ phiếu một công ty đơn lẻ. Mà số cổ phiếu tăng này thường sẽ chiếm ưu thế hơn so với số cổ phiếu giảm của các công ty còn lại. Do đó, DJIA biểu thị xu hướng trung bình của tất cả 30 cổ phiếu; tỷ lệ tăng hay giảm cao hơn sẽ quyết định hướng đi của DJIA.

Không chỉ là một công cụ tài chính, DJIA còn được xem là thước đo quan trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định khôn ngoan về thời điểm nên mua vào hay bán ra. 

Khám phá sâu hơn về chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) và cách chỉ số này đo lường “nhịp đập” của thị trường chứng khoán Mỹ tại Investo. Đọc ngay để hiểu rõ về DJIA, từ lịch sử hình thành, cách tính toán đến ý nghĩa quan trọng mà nó mang lại cho các nhà đầu tư. Truy cập Investo để nắm bắt thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích và cập nhật những xu hướng đầu tư mới nhất!