Cặp AUD/USD đang hướng tới ngưỡng 0,6800

Cặp AUD/USD đang có động thái kiểm tra ngưỡng 0,6800. Đồng dollar Australia cần phá vỡ và củng cố ở trên mức này, để mở ra cơ hội tăng mạnh hơn trong trung hạn. Đây là khu vực mạnh, đã giới hạn xu hướng tăng của cặp tỷ giá kể từ tháng Ba.

Dự báo tăng

Tại Australia, chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo khảo sát của Westpac được dự báo tăng từ mức 79,0 trong tháng 5 lên 81,5 trong tháng 6.
Chỉ số niềm tin kinh doanh theo khảo sát của NAB được dự báo duy trì giữ nguyên ở mức 0 trong tháng 5, tương tự như mức của tháng 6.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm Lãi suất Repo từ 2,0% xuống 1,9% và xác nhận những lo ngại trước đó về việc tốc độ tăng trưởng kinh tế đang dần chậm lại ở quốc gia công nghiệp lớn nhất thế giới.
Bloomberg đánh giá: “Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn, nới lỏng quan điểm tiền tệ để giúp hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế”.
Theo dự kiến, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 5 sẽ tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn đáng kể so với mức 4,9% trong tháng 4. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi (đã loại bỏ các mặt hàng có giá biến động cao như lương thực, thực phẩm và năng lượng) được dự báo tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 5,5% trong tháng 4.
Các dữ liệu lạm phát tiêu dùng sẽ là dữ liệu quan trọng được giới đầu tư lấy làm cơ sở dự báo chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong thời gian tới.
Cuộc họp chính sách hai ngày của FED cũng sẽ bắt đầu từ hôm nay. Thị trường hiện đang nghiêng về khả năng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6.

Phân tích kỹ thuật cặp AUD/USD

Cặp AUD/USD đã có mức đóng cửa hàng ngày đầu tiên ở trên Đường trung bình động đơn giản (SMA) 100 ngày kể từ đầu tháng Ba. Cặp tỷ giá hiện đang ở trên tất cả các đường SMA quan trọng, tái khẳng định xu hướng tăng.
Việc kiểm tra ngưỡng 0,6800 sẽ là động thái tiếp theo của cặp tỷ giá. Đồng dollar Australia cần phá vỡ và củng cố ở trên mức này, để mở ra cơ hội tăng mạnh hơn trong trung hạn. Đây là khu vực mạnh, đã giới hạn xu hướng tăng của cặp tỷ giá kể từ tháng Ba.
Trên biểu đồ 4 giờ, xu hướng tăng vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sau khi đạt mức cao mới trong chu kỳ, một số tín hiệu cạn kiệt đà tăng đã bắt đầu xuất hiện. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) có xu hướng đi ngang.
Một đợt củng cố có thể sẽ diễn ra, trước khi tỷ giá tăng lên mức cao hơn. Mức kháng cự tức thời sẽ nằm ở ngưỡng 0,6775, tiếp đó là 0,6805.
Ở chiều ngược lại, mức 0,6740 sẽ đóng vai trò là mức hỗ trợ tức thời. Một sự điều chỉnh giảm về mức 0,6715 sẽ chưa đe dọa đến xu hướng tăng của cặp tỷ giá. Tuy nhiên, việc phá vỡ xuống dưới mức 0,6715, sẽ khiến tỷ giá có thể giảm sâu hơn về mức 0,6700, và tiếp đó là mức 0,6685.