Tổng quan
Khi một công ty mua lại một tài sản, tài sản đó có thể mang lại lợi ích sử dụng trong thời gian lâu dài. Cho dù đó là phương tiện, máy móc, bằng sáng chế, bất động sản, tư tưởng, chiến lược kinh doanh, tầm nhìn hoạt động của công ty, … thì đều là những tài sản có thể mang lại lợi ích cho công ty trong cả một quãng thời gian dài sau này thay vì chỉ trong thời điểm nó được mua lại.
Để phản ánh chính xác hơn việc sử dụng các loại tài sản này, chi phí của tài sản kinh doanh có thể được tính vào chi phí hàng năm trong suốt thời gian sử dụng của tài sản. Số tiền chi phí sau đó được sử dụng để khấu trừ thuế, giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Khấu hao tài sản vô hình và hữu hình đều là hai phương pháp chính để tính giá trị của những tài sản này, điểm khác biệt chính của chúng liên quan đến loại hình tài sản. Ngoài ra, còn có sự khác biệt trong các phương pháp được sử dụng và các thành phần tính toán và phương thức thể hiện trên báo cáo tài chính.
Khấu hao tài sản vô hình – Amortization
Amortization – Khấu hao là một phương pháp kế toán được sử dụng để định kỳ giảm giá trị ghi trên sổ sách của một tài sản vô hình trong một khoảng thời gian nhất định.
Tài sản vô hình về bản chất không phải là vật chất có thể cầm, nắm, nhìn thấy được nhưng chúng vẫn là tài sản có giá trị. Ví dụ một số tài sản vô hình được tính vào chi phí khấu hao như bằng sáng chế, nhãn hiệu, thỏa thuận nhượng quyền thương mại, bản quyền, chi phí phát hành trái phiếu để huy động vốn hoặc chi phí vận hành, tổ chức.
Khấu hao thường được tính vào chi phí theo phương pháp đường thẳng. Điều đó có nghĩa là số tiền như nhau được tính vào chi phí trong mỗi kỳ, liên tục trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Tài sản được tính vào chi phí bằng phương pháp khấu hao thường không có bất kỳ giá trị bán lại hoặc thu hồi nào.
Thuật ngữ “khấu hao” cũng có thể được sử dụng trong một hoàn cảnh khác, không liên quan tới tài sản. Khấu hao thường được sử dụng để tính toán một loạt các khoản thanh toán khoản vay bao gồm cảgốc và lãi trong mỗi khoản thanh toán, như trong trường hợp thế chấp. Mặc dù khác nhau nhưng khái niệm này có phần giống nhau; Vì khoản vay là một khoản vô hình nên khấu hao là sự giảm số dư hiện tại của một khoản vay.
Khấu hao tài sản hữu hình – Depreciation
Khấu hao tài sản hữu hình là việc sử dụng tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó. Tài sản cố định là những vật thể hữu hình được doanh nghiệp mua lại. Một số ví dụ về tài sản cố định hoặc hữu hình thường được khấu hao như: nhà cửa, thiết bị, nội thất văn phòng, xe cộ và máy móc.
Không giống như tài sản vô hình, tài sản hữu hình có thể còn một số giá trị khi doanh nghiệp không còn sử dụng chúng nữa. Vì lý do này, khấu hao được tính bằng cách trừ đi giá trị thu hồi hoặc giá trị bán lại của tài sản khỏi giá gốc. Phần chênh lệch được khấu hao đều trong số năm sử dụng dự kiến của tài sản.
Nói cách khác, số tiền khấu hao chi phí mỗi năm là khoản khấu trừ thuế cho công ty cho đến khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Ví dụ: một doanh nghiệp có thể mua hoặc xây dựng một tòa nhà văn phòng và sử dụng nó trong nhiều năm. Sau đó, doanh nghiệp chuyển đến một tòa nhà mới hơn, lớn hơn tại một địa điểm khác. Tòa nhà văn phòng ban đầu có thể xuống cấp một chút nhưng nó vẫn có giá trị. Chi phí của tòa nhà, trừ đi giá trị bán lại được ở hiện tại, được trải đều trong suốt thời gian sử dụng dự kiến của tòa nhà, cộng với một phần chi phí được tính vào mỗi năm tài chính.
Cách thức để tính khấu hao một số tài sản cố định có thể được thực hiện theo phương pháp nhanh, nghĩa là chủ yếu dựa trên giá trị của những năm đầu sử dụng tài sản đó. Chẳng hạn như xe cộ sẽ thường được khấu hao theo phương pháp nhanh.
Một số phương pháp khấu hao
Sau đây là một số phương pháp tính khấu hao mà các doanh nghiệp có thể áp dụng. Phổ biến nhất là các phương pháp bao gồm:
- Phương pháp đường thẳng: là phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của tài sản cố định. Cơ sở khấu hao được xác định bằng cách lấy nguyên giá của tài sản và trừ đi giá trị thu hồi. Số tiền khấu hao tương tự được ghi nhận mỗi năm.
- Phương pháp Số dư giảm dần: Công ty khấu hao số tiền khấu hao nhanh hơn trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Điều này được thực hiện bằng cách nhân giá trị sổ sách hiện tại của tài sản với tỷ lệ khấu hao cố định không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng của tài sản.
- Phương pháp số dư giảm dần kép: Một công ty khấu hao số tiền khấu hao nhanh sớm hơn trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản bằng cáchtăng gấp đôi tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ này sau đó được áp dụng cho giá trị sổ sách hiện tại.
Phương pháp được cho là quan trọng
- Phương pháp Tổng số thứ tự năm: Các số liệu về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản được cộng lại (tức là một tài sản có thời gian sử dụng hữu ích sẽ cộng lại thành 5+4+3+2+1 = 15 năm). Sau đó, một công ty khấu hao một tỷ lệ chi phí dựa trên từng mức một (tức là 15/5 cho Năm 1, 15/4 cho Năm 2).
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng:Một công ty đánh giá mức sử dụng cơ bản theo dự kiến. Ví dụ: khi công ty mua một chiếc xe và dự kiến sẽ lái đi khoảng 100.000 dặm. Mỗi năm, công ty đánh giá mức sử dụng thực tế của chiếc xe (tức là 17.000 dặm lái xe trong năm thứ nhất) để xác định tỷ lệ khấu hao (tức là 17% cơ sở khấu hao trong năm thứ nhất).
Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp khấu hao
Tính ứng dụng
Theo định nghĩa, khấu hao tài sản cố định hữu hình chỉ áp dụng cho tài sản vật chất, hữu hình và được phân bổ chi phí trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Trong khi đó, khấu hao tài sản vô hình chỉ áp dụng cho tài sản vô hình.
Triết lý
Thuật ngữ ‘depreciate’ có nghĩa là giảm dần giá trị của một vật thể gì đó theo thời gian, trong khi thuật ngữ ‘amortize’ có nghĩa là giảm dần chi phí trong một khoảng thời gian. Về mặt khái niệm, ‘depreciate’ là để phản ánh rằng một tài sản không còn giá trị so với chi phí ghi sổ trước đó được phản ánh trên báo cáo tài chính. Trong khi đó ‘amortize’ phản ánh sự phân bổ chi phí trong một khoảng thời gian cụ thể. Về cơ bản, cả hai cụm từ đều có nghĩa là khấu hao nhưng khác nhau về mặt triết lý và phương thức tiến hành.
Hầu hết tất cả tài sản cố định vô hình đều được khấu hao theo thời gian sử dụng hữu ích theo phương pháp đường thẳng. Điều này có nghĩa là các khoản chi phí khấu hao sẽ không thay đổi theo mỗi năm.Mặt khác, vẫn có một số phương pháp khấu hao khác mà công ty có thể lựa chọn.
Các phương thức đa dạng này giúp phân biệt số tiền chi phí khấu hao mà một công ty có thể ghi nhận trong một năm nhất định, mang lại các tính toán thu nhập ròng khác nhau dựa trên loại tài sản và cách thức tính.
Khấu hao thời gian – khấu hao nhanh
Trong số các lựa chọn được đề cập ở trên, một công ty thường có lựa chọn khấu hao nhanh. Điều này có nghĩa là chi phí khấu hao được ghi nhận sớm hơn trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vì tần suất tài sản được sử dụng có thể nhiều hơn ở những năm đầu. Tài sản hữu hình thường có thể sử dụng hệ thống thu hồi chi phí tăng tốc đã sửa đổi (MACRS). Trong khi đó, phương thức khấu hao tài sản vô hình sẽ không sử dụng phương pháp này và với tài sản vô hình thì dù cũ hay mới hơn thì các khoản chi phí ghi nhận đều không đổi.
Sử dụng giá trị thu hồi
Với tính chất tài sản là các vật có giá trị và không tiêu hao. Việc tính toán trên sổ sách và đưa ra các căn cứ nhằm xác định các giá trị có thể thu về trên tài sản. Giá trị khấu hao của tài sản hữu hình hiện có sẽ được trừ đi giá trị thu hồi. Cơ sở khấu hao của tài sản vô hình không bị giảm đi bởi giá trị thanh lý. Điều này thường là do tài sản vô hình không có khả năng thu hồi, trong khi tài sản hữu hình (tức là ô tô cũ có thể được bán làm phế liệu, các tòa nhà lỗi thời vẫn có thể được sử dụng) có thể có giá trị thu hồi.
Sử dụng tài khoản đối ứng
Tùy thuộc vào loại tài sản và tầm quan trọng, phần tín dụng của mục nhập khấu hao có thể chuyển trực tiếp vào tài khoản tài sản vô hình. Mặt khác, các mục khấu hao luôn được liệt vào khấu hao lũy kế, một tài khoản đối chiếu có thể làm giảm giá trị thống kê của tài sản vốn.
Khấu hao tài sản hữu hình
- Chỉ áp dụng cho tài sản vật chất hiện hữu
- Về mặt triết học: làm giảm giá trị của tài sản
- Có nhiều phương pháp khác khấu hao tài sản hữu hình khác nhau
- Mức khấu hao tính nhanh hơn và không đồng đều theo mỗi năm
- Có thể kết hợp giá trị thu hồi để xác định cơ sở khấu hao
- Luôn sử dụng tài sản đối ứng
Khấu hao tài sản vô hình
- Chỉ áp dụng cho tài sản vô hình
- Về mặt triết học là sự phân bổ chi phí của tài sản theo thời gian
- Thường được tính bằng phương pháp đường thẳng
- Các số tiền khấu hao theo từng năm đa phần giống nhau
- Không kết hợp giá trị thu hồi khi xác định cơ sở khấu hao
- Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng tài sản đối ứng.
Ví dụ:
Đây là ví dụ trích ra một phần của báo cáo thường niên năm 2021, Amazon đã cung cấp cả các báo cáo tài chính so sánh năm kèm theo thuyết minh báo cáo tài chính.Theo như thông tin trình bày trên báo cáo về lưu chuyển tiền tệ, Amazon đã tổng hợp khấu hao tài sản vô hình và khấu hao tài sản hữu hình. Tổng các hoạt động kết hợp là 34.296 USD.
Theo các tiêu chuẩn về công bố báo cáo tài chính, Amazon giải thích cách tiếp cận khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hình. Đối với cả hai loại hình, công ty đều sử dụng phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên, mỗi cách thức đều sử dụng nhiều thông tin về thời gian sử dụng hữu ích tùy thuộc vào tài sản cơ bản được điều chỉnh.
Những lưu ý đặc biệt
Sự hao mòn
Sự cạn kiệt, hao mòn, hao tổn là một cách khác để xác định chi phí tài sản kinh doanh trong một số trường hợp nhất định. Khía cạnh này chỉ liên quan đến việc định giá về tài nguyên thiên nhiên.
Ví dụ: một giếng dầu có tuổi thọ hữu hạn trước khi toàn bộ dầu được khai thác và bơm ra ngoài. Do đó, chi phí lắp đặt giếng dầu có thể được dàn trải theo tuổi thọ dự kiến của giếng.
Hai hình thức trợ cấp hao mòn cơ bản là trợ cấp phần trăm và trợ cấp tiêu hao chi phí. Phương pháp khấu hao theo phần trăm cho phép doanh nghiệp ấn định một tỷ lệ phần trăm hao mòn cố định cho tổng thu nhập nhận được từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Phương pháp khấu hao chi phí có tính đến cơ sở của tài sản, tổng dự trữ có thể thu hồi và số lượng đơn vị hàng hoá đã bán ra.
Dòng tiền
Có thể nói, một trong những điểm tương đồng chính giữa hai loại hình khấu hao tài sản được đề cập ở trên là khoản chi phí không liên quan đến dòng tiền. Vì lý do này, khấu hao tài sản vô hình và hữu hình đều là những chi phí dễ gây nhầm lẫn và có thể bị bỏ qua trong một số báo cáo nhất định.
Ví dụ, một công ty thường phải coi khấu hao tài sản vô hình và hữu hình là các giao dịch không dùng đến tiền mặt khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nếu không có lưu ý này thì công ty có thể gặp khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn trong trường hợp cần vốn trả trước.
Ví dụ về khấu hao tài sản vô hình
Một công ty có thể tính khấu hao tài sản vô hình cụ thể ở đây là giá trị của bằng sáng chế trong suốt thời gian sử dụng bằng này. Giả sử công ty sở hữu độc quyền đối với bằng sáng chế trong 10 năm và bằng sáng chế đó không được gia hạn vào thời điểm hết hạn. Công ty có thể khấu hao chi phí bằng sáng chế trong thập kỷ, ghi nhận 10% chi phí mỗi năm. Thông qua việc tính khấu hao này, giá trị còn lại của bằng sáng chế sẽ thấp đi.
Ví dụ về khấu hao tài sản hữu hình
Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm là một ví dụ về khấu hao tài sản hữu hình trong đó, tài sản được tính dựa theo phương pháp khấu hao nhanh. Theo phương pháp tổng số thứ tự năm, công ty ghi nhận phần chi phí khấu hao lớn hơn trong những năm đầu của vòng đời tài sản được sử dụng. Về lý thuyết, chi phí trong thời gian này sẽ cao hơn vì tài sản lúc mới sẽ mang lại hiệu quả hơn và được sử dụng nhiều hơn tài sản cũ.
Tại sao chúng ta lại liệt kê khấu hao khoản vay là khấu hao tài sản vô hình?
Các khoản cho vay được liệt vào khấu hao tài sản vô hình vì đơn giản chúng “vô hình”. Khoản vay không bị giảm giá trị hoặc bị hao mòn khi sử dụng như tài sản vật chất hiện hữu. Các khoản vay cũng được khấu hao vì giá trị tài sản ban đầu ít khi được liệt kê và xem xét tầm ảnh hưởng trên báo cáo tài chính. Mặc dù các ghi chú có thể bao gồm cả lịch sử thanh toán, một công ty chỉ cần ghi lại mức nợ hiện tại thay vì giá trị lịch sử trừ đi tài sản đối ứng.
Một số mẹo phân biệt khấu hao tài sản là vô hình hay hữu hình?
Nói chung, sẽ có hướng dẫn về nghiệp vụ kế toán thông qua GAAP về cách xử lý các loại tài sản khác nhau. Các quy tắc nghiệp vụ kế toán quy định rằng tài sản hữu hình, vật chất (ngoại trừ tài sản không khấu hao) và ngược lại các tài sản vô hình thì được khấu hao theo các phương thức phù hợp tương ứng.
Nên sử dụng khấu hao tài sản hữu hình hay vô hình thì tốt hơn?
Về cơ bản, cả hai thuật ngữ này đều ám chỉ sự hao mòn là một cách khác để hạch toán sự tiêu hao chi phí của tài sản theo thời gian. Do đó, với mỗi loại tài sản nên lựa chọn phương thức phù hợp theo quy định nghiệp vụ kế toán.
Kết luận
Nhìn chung,cả hai khái niệm Amortization và Depreciation đều là khấu hao. Điểm khác biệt chính giữa chúng liên quan đến việc loại tài sản nào đang được khấu hao.
Cả hai phương pháp khấu hao đều có mục đích chung là phân bổ dần chi phí của tài sản kinh doanh theo từng năm trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản đó.
Điểm khác biệt chính là tài sản vô hình và tài sản hữu hình sẽ có những phương pháp đặc thù riêng và do đó cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện tính khấu hao.
Theo dõi Reviewsantot để được cập nhật nhanh nhất các kiến thức về thị trường đầu tư.
- Website: https://reviewsantot.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsantot/