3 chiến lược phân tích kỹ thuật giúp xác nhận giao dịch tiềm năng

Reviewsantot.com – 3 lược phân tích kỹ thuật kết hợp từ các chỉ báo RSI, Bollinger Bands và MACD có thể giúp nhà đầu tư xác định được những giao dịch mang lại lợi nhuận.

3-chien-luoc-phan-tich-ky-thuat-giup-xac-nhan-giao-dich-tiem-nang-2-reviewsantot

Giao dịch tiền điện tử đã phát triển từ việc chỉ đơn thuần dựa vào may rủi thành một quá trình đòi hỏi chiến lược. Những nhà giao dịch thành công dựa trên sự kết hợp giữa phân tích kỹ thuật, các chỉ báo và dữ liệu cụ thể để tìm ra giao dịch có tiềm năng sinh lời cao.

Một số thuật ngữ chính

Trước khi giải thích ba chiến lược phân tích kỹ thuật có thể giúp xác nhận giao dịch tiềm năng, chúng ta hãy định nghĩa các thuật ngữ chính:

  • “Phân tích kỹ thuật” là tất cả những hoạt động liên quan đến việc phân tích các xu hướng thống kê. Vì vậy, bất cứ tài sản nào có dữ liệu lịch sử đều có thể áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật. Phương pháp này liên quan đến việc xem xét hoạt động giao dịch trong quá khứ và các biến động giá của một tài sản tiền điện tử, nhằm hiểu cách cung và cầu của tài sản đó có thể ảnh hưởng đến những thay đổi giá trong tương lai. Bằng cách sử dụng biểu đồ để đánh giá xu hướng và mô hình giá, thường có thể tìm thấy các cơ hội giao dịch mang lại lợi nhuận.
  • “Chỉ báo” là những công cụ hữu ích giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định trên thị trường tiền điện tử. Những chỉ báo này được lựa chọn và hiển thị trên biểu đồ thị trường, với mục đích đo lường các khía cạnh khác nhau của hoạt động thị trường. Cuối cùng, nhà giao dịch sử dụng những chỉ báo này để cố gắng dự đoán các biến động giá tiềm năng trong tương lai.

3 chiến lược phân tích kỹ thuật được xem xét

  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): Đây là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường sức mạnh của xu hướng tăng hoặc giảm so với quá khứ.
  • Dải Bollinger (BB): Đây là một chỉ báo gồm ba đường trung bình động, được sử dụng để đánh giá mức độ biến động của thị trường.
  • Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD): Đây là một chỉ báo dựa trên sự chênh lệch giữa các đường trung bình động, được sử dụng để phát hiện các xu hướng mới nổi.

Sự khác biệt chính nằm ở các chiến lược được sử dụng để áp dụng những gì các chỉ báo này chỉ ra trên thị trường. Dưới đây là một số phương pháp hay nhất về cách sử dụng chúng:

3-chien-luoc-phan-tich-ky-thuat-giup-xac-nhan-giao-dich-tiem-nang-2-reviewsantot

Chỉ số sức mạnh tương đối

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đo lường động lượng – liệu một tài sản có bị mua quá mức hay bán quá mức hay không. Chỉ báo này thực hiện điều đó bằng cách so sánh giá đóng cửa với đường trung bình động 50 ngày của tài sản.

Nếu giá hiện tại của một tài sản nằm trong phạm vi 10% của đường trung bình động 50 ngày và có xu hướng tăng trong ít nhất hai ngày, thì RSI được coi là trên 70, đủ điều kiện mua quá mức. Mặt khác, nếu RSI dưới 30 được coi là bán quá mức.

Khi chỉ báo RSI tăng mạnh, xu hướng sẽ có một đợt tăng giá sắp xảy ra. Đặc biệt, loại phân kỳ RSI quan trọng là khi có hai mức thấp, trong đó mức thấp đầu tiên cao hơn mức thấp tiếp theo, sau đó là RSI có mức thấp thấp hơn được theo sau bởi mức thấp cao hơn. Sự phân kỳ này biểu thị sự thay đổi tiềm năng về động lượng, nghĩa là một sự tăng giá đáng kể có thể sớm xảy ra.

Dải Bollinger

Dải Bollinger là một công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định giá cao và thấp tương đối của một tài sản trong khoảng thời gian nhất định. Bollinger dựa trên số liệu thống kê phổ biến là độ lệch chuẩn.

Bằng cách vẽ các dải có độ lệch chuẩn hai lần trên và hai lần dưới đường trung bình động, thường là 20 ngày, nhà giao dịch có thể sử dụng dữ liệu lịch sử để so sánh với giá hiện tại. Điều này cho phép họ xác định các mức giá cao và thấp tương đối.

Một cách sử dụng phổ biến của dải Bollinger là xác định các sự kiện giá đột phá. Khi giá của một tài sản di chuyển ra ngoài dải trên hoặc dưới, đây có thể là dấu hiệu của xu hướng mạnh mẽ đang hình thành. Giá gần các cực của những dải này cũng có thể là một tín hiệu xác nhận tốt cho giao dịch.

Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ

Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD) là một chỉ báo động lượng theo xu hướng. MACD thể hiện mối quan hệ giữa hai đường trung bình động mũ số (Exponential Moving Average – EMA) – sự chênh lệch giữa EMA 12 ngày và EMA 26 ngày.

Yếu tố quan trọng nhất trong MACD là đường tín hiệu – đường EMA 9 ngày của chính MACD. Các nhà giao dịch theo dõi sự giao nhau giữa đường MACD và đường tín hiệu để xác định những tín hiệu mua bán.

Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu, đây được coi là tín hiệu tăng giá, báo hiệu cho trader nên cân nhắc mua tài sản vì có thể sắp xuất hiện xu hướng tăng.

Ngược lại, khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu, đây được xem là tín hiệu giảm giá, thông báo cho trader sự cân nhắc bán hoặc bán khống tài sản. Điều này thường dẫn đến giá trị tài sản giảm.

Sử dụng các chỉ báo để xác nhận tiềm năng Cảnh báo Điểm VORTECS™

Khái nhiệm VORTECS™

Điểm VORTECS™ là một chỉ báo độc đáo, cung cấp “cái nhìn tức thời” so sánh tình hình thị trường hiện tại và quá khứ của một tài sản tiền điện tử cụ thể.

Công cụ phân tích thời gian thực dựa trên trí tuệ nhân tạo của Điểm VORTECS™ sẽ phân tích một tập hợp các yếu tố định lượng để tạo ra điểm số, dự đoán thời điểm giá của một số tài sản có thể tăng. Điểm VORTECS™ càng cao, nghĩa là tình hình thị trường hiện tại càng thuận lợi cho giá tăng, và ngược lại, điểm số thấp hơn có nghĩa là tình hình thị trường đang xu hướng giảm giá.

Cách sử dụng VORTECS™

Nhiều nhà giao dịch sử dụng một ngưỡng Điểm VORTECS™ nhất định, thường là từ 75 điểm trở lên, làm điều kiện kích hoạt cho các lệnh giao dịch của họ. Ngưỡng 75 điểm được chọn vì đây là giá trị mà đường VORTECS™ trên nền tảng Cointelegraph Markets Pro sẽ hiện màu xanh lá cây.

Dòng VORTECS™ sáng màu xanh lá cây khi XNO vượt quá điểm 75. Nguồn: Markets Pro

Mặc dù Điểm VORTECS™ cung cấp thông tin chi tiết về mức độ tổ chức của các biến động tài sản tiềm năng, nhưng khả năng dự đoán của nó có thể được cải thiện đáng kể bằng cách kết hợp với các chỉ báo bên trên. 

Nguyên tắc này vốn có trong giao dịch, không phải trong Điểm VORTECS™ – càng có nhiều lập luận ủng hộ ý tưởng giao dịch, khả năng hiệu quả của giao dịch đó càng cao.

Khi Điểm VORTECS™ đạt 75 hoặc cao hơn, đây có thể là điểm vào lệnh tiềm năng. Sau đây là cách trader có thể sử dụng các chỉ báo trên để xác nhận cơ hội giao dịch:

1. Sử dụng MACD để xác nhận Điểm VORTECS™ được kích hoạt trên ETH/USD

Đường màu xám mô tả điểm VORTECS ™ , trong khi đường màu trắng mô tả giá của ETH.

Vào ngày 10/1/2021, Điểm VORTECS™ trên ETH/USD đạt 81, kích hoạt thiết lập vào lệnh. Kiểm tra hành động giá trên biểu đồ cho thấy, tín hiệu kích hoạt được báo trước bởi đường MACD nhanh cắt qua đường tín hiệu, một chỉ báo tăng giá.

Đường thẳng đứng màu xanh lam cho biết thời điểm Điểm VORTECS™ được kích hoạt. Mũi tên màu xanh lam cho biết tín hiệu MACD.

Bằng cách kết hợp đường MACD làm công cụ xác nhận, nhà giao dịch có thể sử dụng công cụ kích hoạt Điểm VORTECS™ để tận dụng sự khởi đầu của đợt tăng giá năm 2021 đối với Ethereum.

2. Sử dụng RSI để xác nhận Điểm VORTECS™ trên DOT/USD

Đường thẳng đứng màu xanh lam cho biết thời điểm Điểm VORTECS™ được kích hoạt. Đường ngang màu xanh lam nghiêng cho biết sự phân kỳ RSI.

Vào ngày 21/9/2021, Điểm VORTECS™ trên cặp DOT/USD đạt mức 75, kích hoạt thiết lập vào lệnh. Kiểm tra hành động giá cho thấy, DOT/USD vừa hiển thị tín hiệu phân kỳ RSI tăng giá.

Cụ thể, DOT/USD đã thiết lập mức thấp thấp hơn, được thể hiện bằng đường ngang màu xanh nghiêng trên biểu đồ giá. Trong khi, RSI đã thiết lập mức thấp cao hơn, được thể hiện bằng đường ngang màu xanh nghiêng trên biểu đồ RSI.

Bằng cách sử dụng RSI làm công cụ xác nhận, trader có thể tận dụng thành công động thái tăng gần 100% của Polkadot (DOT) trong hai tháng tiếp theo, nhờ vào việc sử dụng công cụ kích hoạt Điểm VORTECS™.

3. Sử dụng dải Bollinger để xác nhận Điểm VORTECS™ được kích hoạt trên DOT/US

Vòng tròn đỏ cho thấy DOT/USD vượt quá ranh giới dưới của dải Bollinger. 

Ngoài việc sử dụng RSI làm công cụ xác nhận, nhà giao dịch cũng có thể sử dụng dải Bollinger để xác nhận việc kích hoạt Điểm VORTECS™ vào ngày 21/9/2021 trên cặp DOT/USD.

Biểu đồ giá của DOT cho thấy, giá đã giảm xuống dưới ranh giới dưới của dải Bollinger vào cùng thời điểm Điểm VORTECS™ được kích hoạt, cung cấp xác nhận tăng giá ngay lập tức cho giao dịch.

Cointelegraph Markets Pro cung cấp cho các nhà giao dịch quyền truy cập dễ dàng vào các công cụ cấp tổ chức như trình kích hoạt Điểm VORTECS™ và phân tích kỹ thuật truyền thống. Khi được kết hợp hiệu quả, các công cụ này có thể trở thành nền tảng để tạo ra những giao dịch chất lượng cao, có xác suất thành công ưu việt hơn.

Cập nhật thêm các chiến lược phân tích kỹ thuật trên thị trường đầu tư tại các trang tin của Reviewsantot: