USD/JPY có thể hướng tới 140 khi lạm phát ở Nhật Bản tăng mạnh?

USD/JPY hiện đang di chuyển trong một xu hướng tăng đã được củng cố vững vàng trên biểu đồ hàng ngày và gần đây đã phá vỡ lên trên đường thoái lui, điều này cho thấy đà phục hồi của cặp đôi này đã bắt nhịp trở lại.
 
Mô hình đáy sau cao hơn đáy trước đã hình thành vào đầu tháng này, vì vậy USD/JPY có thể đang ở trong làn sóng thứ ba (pha rung lắc).
Cấu trúc xu hướng cũng theo chiều tăng trên các khung thời gian ngắn hạn hơn, do đó, rất có khả năng giá sẽ di chuyển lên mức đỉnh 137,46. Giới đầu tư nên chú ý quan sát xem USD/JPY mức thoái lui có hình thành vùng kháng cự quan trọng hay không, vì nếu giá bứt phá lên trên mức đỉnh 137,46 thì các mức Fibonacci 138,2% và 161,8% sẽ lọt vào tầm ngắm tiếp theo, ngay dưới ngưỡng 140.

Ngày 19/8, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết trong tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,2 điểm so với tháng trước và cao nhất kể từ tháng 12/2014. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số này ở trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát ở Nhật Bản tiếp tục tăng là do giá nhiên liệu và nguyên vật liệu thô vẫn đứng ở mức cao, khiến giá cả nhiều hàng hóa đồng loạt tăng, trong khi việc đồng yen mất giá so với USD cũng khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng ở Nhật Bản, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với các nước khác. Nhưng BOJ được dự báo sẽ khó có thể tăng lãi suất sớm. Giới quan sát tin rằng BOJ sẽ khó có thể tăng lãi suất hoặc điều chỉnh cách kiểm soát đường cong lợi suất bất chấp áp lực giá ngày càng tăng.
Cho tỷ lệ lạm phát đang tăng lên nhưng vẫn ở mức tương đối thấp so với các nước phát triển khác và nằm trong độ lệch hợp lý so với dự báo của BOJ. Trên thực tế, BOJ ước tính rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý 4, vì vậy, BOJ dường như không có lý do ngắn hạn nào để tạo bất ngờ về mặt chính sách lãi suất hoặc kiểm soát đường cong lợi suất.
Trong khi đó, Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng vào phiên giao dịch ngày 19/8 (theo giờ Việt Nam), khi các quan chức từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh về việc cần “mạnh tay” hơn nữa trong việc tăng lãi suất, sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Mỹ được công bố. Nội dung biên bản cuộc họp tháng Bảy đã làm giảm hy vọng rằng sau một thời gian mạnh tay điều chỉnh lãi suất trong năm nay, Fed có thể bắt đầu giảm lãi suất vào năm 2023 khi lạm phát “hạ nhiệt”.

Chuyên gia Meera Pandit của công ty quản lý tài sản JP Morgan Asset Management (Mỹ) dự báo rằng thị trường sẽ còn nhiều biến động liên quan tới lãi suất trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là khi nhà đầu tư bắt đầu thừa nhận sự thật rằng có thể không xảy ra những đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2023 như thị trường kỳ vọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *