Reviewsantot.com – “Chuyên gia tiền số” Wahyu Kenzo ở Indonesia bị cáo buộc lừa đảo hơn 25.000 người với tổng số tiền 585 triệu USD (gần 14 nghìn tỷ VND) trên nền tảng giao dịch bằng robot Auto Trade Gold.
Ở đỉnh cao danh vọng, Wahyu Kenzo được gọi với cái tên “Crazy Rich Surabaya” khi xây dựng hình tượng hoàn hảo trên mạng xã hội. Anh ta đăng tải hình ảnh những chiếc siêu xe sang trọng, lăng xê bản thân trong mối quan hệ thân thiết với các chính trị gia và người nổi tiếng.
Tuy nhiên, nền tảng đầu tư giao dịch bằng robot của Kenzo – Auto Trade Gold (ATG) sụp đổ đã vạch trần lời quảng cáo dối trá của anh ta. Những người tin vào phán đoán của AI trong các giao dịch trên nền tảng của ATG đã bị Kenzo lừa khoản tiền hàng triệu USD.
Kenzo bị cáo buộc lừa đảo
Kenzo bị cáo buộc lừa đảo 25.000 người với tổng số 585 triệu USD, tuy nhiên số tiền thực tế có thể cao hơn nhiều. Nạn nhân của Kenzo hầu hết là những người giàu có bao gồm cả các nhà quản lý đầu tư bị thu hút bởi lời cam kết về lợi nhuận 200% mỗi năm.
Trước khi sụp đổ, Kenzo cho biết ATG có hơn 300.000 thành viên đến từ các quốc gia lớn trên toàn cầu như Indonesia, châu Âu, Nhật Bản, UAE và Mỹ. Các chuyên gia tài chính cho biết nạn nhân sử dụng ATG đã rơi vào cái bẫy có tất cả dấu hiệu của kế hoạch lừa đảo Ponzi cổ điển.
“Ai có thể tưởng tượng nổi đó là một cú lừa lỗi thời khi Instagram của Kenzo có tích xanh, anh ta còn kết giao với người nổi tiếng hay thậm chí là các quan chức chính phủ” – Mahayani, 42 tuổi, người đầu tư 82.000 USD vào ATG bức xúc chia sẻ.
Tại sao lại có các tình trạng cáo buộc lừa đảo?
Mahayani cho biết có nhiều người đã giao dịch điên cuồng và thua gấp 10 lần cô nhưng hầu hết đều lựa chọn giữ im lặng. “Thật không hay nếu các đối tác kinh doanh biết họ từng mất rất nhiều tiền vì cú lừa lỗi thời, uy tín của họ có thể bị giảm sút nếu điều đó lộ ra” – Mahayani nói.
ATG được truy cập thông qua ứng dụng di động, được gọi là Meta Trader, là nền tảng giao dịch ngoại hối, nhà phân tích tài chính Desmond Wira cho biết.
Metatrader cho phép người dùng tiếp cận nhiều nhà môi giới trên toàn thế giới, nhưng các thành viên ATG được yêu cầu chỉ giao dịch thông qua hai nhà môi giới được chỉ định là Panthera Trade atau và Legomarket LLC, nằm dưới sự kiểm soát của Kenzo.
Các chuyên gia nhận định như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu gian lận vì giao dịch bằng robot chân chính không hạn chế sự lựa chọn của nhà môi giới.
AI được cho là đưa ra tất cả quyết định về mua và bán, xử lý các con số với tốc độ nhanh và hạn chế sai sót của con người. Tuy nhiên, giống như tất cả chương trình giao dịch bằng robot của Indonesia, không có AI nào được sử dụng.
Thay vào đó, ngay từ đầu, khi đổ xô đến trang web, do những người nổi tiếng kêu gọi, khách hàng được hưởng 20% tiền lãi hàng tháng. Số tiền này giảm dần khi họ đổ thêm tiền vào trò lừa đảo.
Từng công ty một phá sản, mang theo hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư sừng sỏ. Nhiều trong số đó rất giàu có và bị thu hút bởi lời hứa về lợi nhuận cao.
Nhà tư vấn tài chính và chuyên gia vạch trần lừa đảo
Roy Shakti, nhà tư vấn tài chính và chuyên gia vạch trần lừa đảo, cho biết ông tin rằng ATG và một loạt tổ chức giao dịch bằng robot khác đang “đội lốt” các kế hoạch Ponzi, sử dụng tiền mặt của nhà đầu tư mới để trả cho các thành viên khác bằng lợi nhuận giả cho đến khi hết tiền.
“Các nhà đầu tư tin rằng hệ thống do AI điều hành không có cảm xúc sai lầm của con người. Tuy nhiên, nó luôn có thể bị gian lận”, Shakti cho biết.
Các vụ lừa đảo đầu tư ngoại hối và tiền điện tử tương tự đã được vạch trần ở Thái Lan. Những người nổi tiếng có mối liên quan bị buộc tội câu kéo sự tin tưởng của nhiều nhà đầu tư.
AI đã và đang cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp khác nhau
AI đã và đang cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp khác nhau và lĩnh vực giao dịch ngoại hối cũng không nằm ngoài danh sách đó. Nhờ có sự tham gia của AI, giao dịch ngoại hối đã khám phá ra được rất nhiều lợi ích tiềm năng trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng của con người với việc đảm bảo an toàn giao dịch và bài trừ những cách thức lừa đảo đầu tư. Tuy nhiên, khi công nghệ AI tiến bộ, những kẻ lừa đảo có thể cố gắng khai thác sự phức tạp của hệ thống để đánh lừa các nhà giao dịch cả tin.
Cảnh báo về việc đầu tư vào “Robot trí tuệ nhân tạo
Cùng với cảnh báo về việc đầu tư vào “Robot trí tuệ nhân tạo”, thời gian gần đây, mô hình đầu tư kiểu Ponzi nổi lên trong thời gian qua với hứa hẹn lãi suất lớn, tuy nhiên, theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đây là hình thức kinh doanh lừa đảo.
Theo đó, trong mô hình Ponzi, nhà đầu tư được chào mời tham gia các dự án đầu tư với lãi suất hấp dẫn, tỷ lệ hoàn vốn cao. Tiền đầu tư hoặc góp vốn thay vì được sử dụng để tái đầu tư, sinh ra lợi nhuận để trả lãi thì được dùng để trả cho nhà đầu tư trước đó và không có bất kỳ hoạt động đầu tư sinh lời nào. Nói cách khác, Ponzi là hình thức huy động vốn nhàn rỗi của người tham gia, lấy tiền của người sau, trả cho người trước, đến khi không có người nộp tiền vào hoặc người đứng đầu ôm tiền tẩu tán thì hệ thống sẽ tan rã.
Những người tổ chức mô hình Ponzi thường sử dụng những dự án liên quan đến các sản phẩm công nghệ mới
Để tăng độ hấp dẫn, những người tổ chức mô hình Ponzi thường sử dụng những dự án liên quan đến các sản phẩm công nghệ mới để thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt, việc các đồng tiền ảo như Bitcoin được chấp nhận sử dụng tại một số quốc gia, được giao dịch trên các sàn giao dịch trực tuyến hoặc được sử dụng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ rất dễ tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi để thu hút các nhà đầu tư vào các loại tiền ảo tương tự.
Vì vậy, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị các nhà đầu tư nên cẩn thận khi giao dịch với các sàn ngoại hối trái phép với lời hứa hẹn lãi suất khủng bởi đây là phương thức lừa đảo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để chiếm đoạt tài sản, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ liên đới đến pháp lý đối với nhà đầu tư khi tham gia.
Theo dõi reviewsantot để nhận được cảnh báo từ các sàn lừa đảo nhanh nhất
- Website: https://reviewsantot.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsantot/