Chỉ báo Khối lượng Cân bằng (OBV): Định nghĩa (Phần 1)

Chỉ báo Khối lượng Cân bằng (OBV) là một chỉ báo động lượng kỹ thuật, sử dụng dòng khối lượng để dự đoán sự thay đổi trong xu hướng. Khối lượng Cân bằng được phát triển bởi Joe Granville vào năm 1963 và  đo lường áp lực mua và bán bằng cách tập trung vào khối lượng. OBV tạo ra tổng khối lượng biến đổi, tính toán trọng số những ngày tăng và giảm khác nhau. Khi giá đóng cửa tăng, OBV tăng theo khối lượng giao dịch của ngày hôm đó; khi giá đóng cửa giảm, chỉ số giảm.

chi-bao-khoi-luong-can-bang-obv-dinh-nghia-phan-1-reviewsantot

Đặc điểm của Chỉ báo Khối lượng Cân bằng (OBV)

Để tính được OBV, các nhà giao dịch sẽ xác định liệu cổ phiếu đóng cửa ở mức cao hơn hay thấp hơn so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Nếu giá đóng cửa cao hơn, khối lượng hiện tại sẽ được cộng thêm vào tổng khối lượng hiện có. Nếu giá đóng cửa thấp hơn, khối lượng hiện tại sẽ bị trừ. 

Điều này sẽ tiếp tục trong từng giai đoạn để tạo ra một số tổng tích lũy. Những giai đoạn có giá đóng cửa cao hơn và khối lượng được cộng thêm, trong khi giá đóng cửa thấp hơn sẽ tạo ra những lần giảm trừ. Đường OBV có thể được hiểu theo cách riêng của nó, hay trong mối tương quan với giá cả. Sự phân kỳ giữa hướng đường giá và hướng đường OBV có thể báo hiệu sự đảo chiều sắp xảy ra.

Một vài lợi ích của chỉ báo OBV bao gồm khả năng đánh giá sự không cân bằng thực tế giữa cung và cầu, vốn không thể quan sát được trên biểu đồ giá. Bởi vì chỉ báo này kết hợp khối lượng với xu hướng nên độ tin cậy của tín hiệu được tăng cường. 

Các nhà giao dịch có thể so sánh đường OBV với đường giá cổ phiếu để tìm ra những điểm phân kỳ, tìm kiếm các điểm giá cao hoặc thấp như là chỉ báo đảo chiều, hay sử dụng nó để xác nhận hướng phát triển của một xu hướng đang tồn tại. Kết hợp với đường giá, OBV cung cấp một bức tranh rõ ràng về sự tham gia tại thị trường chung, củng cố cho dự báo thay đổi của giá trị thị trường.

Khối lượng Cân bằng là gì?

Khối lượng Cân bằng (OBV) là một chỉ báo động lực giao dịch kỹ thuật, sử dụng dòng khối lượng để dự đoán thay đổi trong giá cổ phiếu. Khối lượng Cân bằng được phát triển vào những năm 1960 bởi Joe Granville và được coi là một chỉ báo phổ thông đối với các nhà giao dịch ngày nay.

OBV là gì? Cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch để nắm bắt dòng tiền - Lựa chọn đầu tư hiệu quả

Tiền đề cơ bản của OBV là khối lượng sẽ thay đổi trước giá cả. Nói cách khác, OBV hoạt động dưới giả định rằng những thay đổi về khối lượng có xu hướng xảy ra trước những thay đổi trong giá cổ phiếu. Do đó, OBV nhằm mục đích xác định thời điểm cổ phiếu đang được tích lũy (được mua) hay đang bị phân phối (bị bán) bằng cách phân tích mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng.

Việc tính toán OBV rất đơn giản, khi giá đóng cửa tăng cao hơn so với giá đóng cửa của phiên trước, thì khối lượng giao dịch của ngày hôm đó sẽ được cộng vào tổng OBV hiện có. Khối lượng của ngày hôm đó sẽ được trừ vào tổng OBV hiện hữu nếu như giá đóng cửa thấp hơn so với giá của ngày hôm trước. OBV không thay đổi trong trường hợp giá đóng cửa hôm nay bằng với giá đóng cửa của phiên trước đó.

Lập luận của OBV

Lập luận của OBV là OBV tăng cho thấy sự tích lũy (mua vào) là tín hiệu của tâm lý giá tăng, trong khi OBV giảm là tín hiệu của sự phân phối (bán ra) và tâm lý giá giảm. Người giao dịch theo dõi những điểm phân kỳ giữa OBV và đường giá để dự đoán sự đảo chiều. Ví dụ, sự phân kỳ tiêu cực và sự suy yếu trong một xu hướng giá tăng được biểu hiện nếu giá phiếu tiếp tục tăng cao hơn, thì đường OBV gần như không đổi hoặc giảm.

Người giao dịch tìm kiếm ba tín hiệu trong khi sử dụng OBV.

Đầu tiên

OBV tăng cùng với giá cổ phiếu xác nhận xu hướng giá tăng và tín hiệu cho tâm lý tích cực. Điều này được thể hiện qua áp lực mua vào mạnh sau khi giá tăng.

Thứ hai 

OBV giảm cùng với giá cổ phiếu xác nhận xu hướng giá giảm và thể hiện tâm lý rút lui. Điều này phản ánh sự phân phối mạnh mẽ đang xảy ra trong thời kỳ suy thoái.

Cuối cùng

Sự phân kỳ giữa đường OBV và đường giá tín hiệu tiềm ẩn một xu hướng đảo chiều trong tương lai. Ví dụ như, OBV trì trệ trong khi giá cả tăng cao cho thấy điểm yếu xuất hiện. Sự phân kỳ đi xuống giữa OBV và giá cổ phiếu thường là điềm báo cho sự đảo chiều xuống thấp hơn. Tương tự, OBV tăng trong khi giá cổ phiếu giảm cho thấy sự tích lũy đang diễn ra, tiềm ẩn khả năng đảo chiều tăng lên. Sự phân kỳ cho thấy niềm tin của xu hướng đang suy yếu, và đôi khi sự đảo chiều sẽ diễn ra.

Bởi OBV theo dõi khối lượng giao dịch tiêu cực và tích cực, nó bỏ qua độ lớn trong thay đổi giá và chỉ tập trùng vào xu hướng. Bởi lý do này, OBV hoạt động tốt nhất trên những cổ phiếu có biến động bền vững, hơn những cổ phiếu biến động quá nhiều. Tín hiệu OBV cũng có ý nghĩa hơn trên những khung thời gian dài (hàng tuần, hàng tháng) thay vì những khoảng thời gian ngắn.

Một số người giao dịch cũng vẽ đường trung bình động của OBV để làm phẳng đường xu hướng này, và tìm kiếm các tín hiệu giao nhau. Giống với bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào, không nên sử dụng OBV riêng lẻ, mà nên sử dụng cùng với nhiều các tín hiệu cơ bản và kỹ thuật khác trong một chiến lược giao dịch mạnh mẽ. Nó hiệu quả trong việc xác nhận hành động giá và những chỉ báo khác.

Cùng Reviewsantot cập nhật các thông tin trên thị trường đầu tư tại các trang tin của Reviewsantot: